Bã Rượu khô – Nguồn dinh dưỡng mới cho động vật thủy sản

Bã rượu khô (DDGS) là phụ phẩm của quá trình lên men tinh bột để tạo ra ethanol. Nghiên cứu cho thấy,đây là một loại nguyên liệu có tiềm năng lớn để thay thế bột cá và bột đậu nành.

Bã Rượu khô – Nguồn dinh dưỡng mới cho động vật thủy sản
Bột bã rượu là nguồn dinh dưỡng mới cho vật nuôi. Nguồn: Internet

Bố trí thí nghiệm

Chuẩn bị thức ăn: Nguyên liệu thức ăn được sản xuất tại Đại Học Auburn(Mỹ), các nguyên liệu được phối trộn với nhau khoảng 10-15 phút. Sau đó sẽ được nghiền và ép thành viên có đường kính 2.5 mm. Sau đó, sẽ sấy qua đêm với nhiệt độ dưới 500C. Khi thức ăn đạt độ ẩm dưới 10%, sẽ cho vào túi trữ lạnh và dùng dần. Thức ăn đạt độ đạm 35% và chất béo là 8%.

Thí nghiệm 1

 Thay thế bột đậu nành bằng HPDDG với tỉ lệ 0%, 10%,20%,30%.Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, lặp lại 4 lần, thực hiện trong 6 tuần.Tôm post có trọng lượng trung bình là 0.18g được bố trí vào 16 bể(10 con/bể). Tôm được cho ăn 4 lần mỗi ngày với thành phần thức ăn và liều lượng như sau:

Nguyên liệu(%)

Đối chứng

HPDDG10

HPDDG20

HPDDG30

Bột đậu nành

54.25

43.00

31.60

20.30

Bột cá

6.00

6.00

6.00

6.00

HPDDG

0.00

10.00

20.00

30.00

Lúa mì thô

9.00

9.00

9.00

9.00

Đạm Bắp đậm đặc

6.00

6.00

6.00

6.00

Ca(H2PO4)2

1.50

1.50

1.50

1.50

Dầu cá

5.79

5.75

5.71

5.67

Khoáng hỗn hợp

0.50

0.50

0.50

0.50

Vitamin hỗn hợp

1.80

1.80

1.80

1.80

Choline Chloride

0.20

0.20

0.20

0.20

Vitamin C

0.10

0.10

0.10

0.10

Lecithin

1.00

1.00

1.00

1.00

Cholesterol

0.05

0.05

0.05

0.05

Methionine

0.12

0.08

0.04

0.00

Bột bắp

13.69

15.02

16.50

17.88

Tuần

Liều lượng(g/ngày)

1

0.5

2

1.0

3

2.0

4

2.2

5

2.2

6

2.8

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm thay thế bột cá và bột đậu nành bằng HPDDG với tỉ lệ 0%,10%,20%,30%, bao gồm 4 nghiệm thức, lặp lại 4 lần, thí nghiệm diễn ra hơn 7 tuần. Tôm có trọng lượng trung bình 1.24g được bố trí vào 16 bể (30 con/bể).  Tôm được cho ăn lần/ngày.

Nguyên liệu(%)

Đối chứng

HPDDG10

HPDDG20

HPDDG30

Bột đậu nành

53.00

47.70

42.50

37.30

Bột cá

11.50

7.67

3.83

0.00

HPDDG

0.00

10.00

20.00

30.00

Lúa mì thô

20.00

20.00

20.00

20.00

Ca(H2PO4)2

2.00

2.00

2.00

2.00

Dầu cá

5.30

5.30

5.29

5.29

Khoáng hỗn hợp

0.50

0.50

0.50

0.50

Vitamin hỗn hợp

1.80

1.80

1.80

1.80

Choline Chloride

0.20

0.20

0.20

0.20

Vitamin C

0.10

0.10

0.10

0.10

Lecithin

1.00

1.00

1.00

1.00

Cholesterol

0.05

0.05

0.05

0.05

Bột bắp

4.55

3.68

2.73

1.76

Tuần

Liều lượng(g/ngày)

1

6.9

2

6.9

3

7.7

4

8.5

5

8.5

6

9.3

7

10

Thí nghiệm 3

Thay thế bột cá và bột đậu nành bằng HPDDG với tỉ lệ 0%,6%,12%,18%,24%. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, lặp lại 4 lần, diễn ra hơn 6 tuần. Tôm có trọng lượng trung bình 0.25g, bố trí vào 24 bể(10 con/bể). Tôm được cho ăn 4 lần ngày.

Nguyên liệu(%)

Đối chứng

HPDDG6

HPDDG12

HPDDG18

HPDDG24

Bột đậu nành

52.40

50.20

48.00

45.80

43.60

Bột cá

12.00

9.00

6.00

3.00

0.00

HPDDG

0.00

6.00

12.00

18.00

24.00

Lúa mì thô

20.00

20.00

20.00

20.00

20.00

Ca(H2PO4)2

2.00

2.00

2.00

2.00

2.00

Dầu cá

5.27

5.31

5.36

5.41

5.45

Khoáng hỗn hợp

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

Vitamin hỗn hợp

1.80

1.80

1.80

1.80

1.80

Choline Chloride

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

Vitamin C

1.80

1.80

1.80

1.80

1.80

Lecithin

1.00

1.00

1.00

1.00

1.00

Cholesterol

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

Bột bắp

4.68

3.84

2.99

2.14

1.30

Chỉ tiêu phân tích

Tuần

Liều lượng(g/ngày)

1

0.7

2

1.4

3

2.2

4

2.2

5

2.7

6

2.7

Tôm sẽ được thu mẫu để xác định tỉ lệ sống, tăng trọng, cân nặng cuối cùng, hệ số chuyển đổi thức ăn. Đồng thời ghi nhận các thông số chất lượng nước như: Oxy hòa tan (DO), nhiệt độ, pH, TAN, NO2-. Bên cạnh đó, cũng các định các chỉ tiêu Hệ số hấp thu đạm thực(ANPR), hệ số hấp thu khoáng thực (ANMR) và Độ tiêu hóa chất xơ (ADM), độ tiêu hóa chất đạm (APD), độ tiêu hóa năng lượng(AED), độ tiêu hóa acid amin(AAAD).

Kết Quả

Thí nghiệm 1: Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống, tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn giữa các nghiệm thức. Các thông số chất lượng nước được ghi nhận như sau

Chỉ tiêu

Khoảng dao động

Oxy hòa tan(DO)

5.81 ± 0.41 mg/L

Nhiệt độ

28.3 ± 0.50C

Độ mặn

9.1 ± 0.5ppt

pH

7.5 ± 0.4

TAN

0.037 ± 0.048 mg/L

Nitrite

0.009 ± 0.012 mg/L

Thí nghiệm 2: Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, tăng trọng và cân nặng trung bình của tôm bị giảm đi đáng kể ở nghiệm thức bổ sung 20% và 30% HPDDG.

Chỉ tiêu

Khoảng dao động

Oxy hòa tan(DO)

5.66 ± 0.53 mg/L

Nhiệt độ

31.4 ± 1.50C

Độ mặn

4.4 ± 0.2 ppt

pH

7.0 ± 0.3

TAN

0.422 ± 0.320 mg/L

Nitrite

0.149 ± 0.202 mg/L

Thí nghiệm 3: Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, tăng trọng và cân nặng trung bình của tôm bị tăng lên i đáng kể ở nghiệm thức bổ sung 6% và 12% HPDDG so với bổ sung 24% HPDDG. Quan trong hơn, tăng trưởng giảm đi rất nhiều khi bổ sung HPDDG với mức 24%.

 

Chỉ tiêu

Khoảng dao động

Oxy hòa tan(DO)

6.66 ± 0.3 mg/L

Nhiệt độ

28.8 ± 2.40C

Độ mặn

8 ± 0.9 ppt

pH

7.0 ± 0.3

TAN

0.029 ± 0.036 mg/L

Nitrite

0.121 ± 0.128 mg/L

Các chỉ số tiêu hóa

Tất cả các nghiệm thức có bổ sung HPDDG đều có tỉ lệ hấp thu Fe cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, độ tiêu hóa đạm của HPDDG thấp hơn so với bột cá và bột đậu nành.

Kết Luận

 Kết quả nghiên cứu cho thấy,thay thế bột cá bằng HPDDG với tỉ lệ 30% sẽ không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm. Tương tự, tỉ lệ thay hỗn hợp bột cá và bột đậu nành bằng HPDDG được khuyến cáo là dưới 18%. 

Nguồn: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0044848617312401

Đăng ngày 15/08/2017
AN LÊ Lược dich
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 11:36 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 11:36 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 11:36 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 11:36 29/12/2024
Some text some message..