Bạc Liêu, nỗi lo từ sóng

Đê biển Bạc Liêu sẽ không còn là gì nếu biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn. Đó là vấn đề có tầm quốc gia, mang tính chiến lược cho toàn vùng.

de bien Ganh Hao
Sóng đánh dữ dội ở đê biển Gành Hào

Sóng vỗ như bom dội

Kè biển Gành Hào, đoạn “nóng” nhất chính là đây, khu vực thuộc ấp 1 thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Xe cẩu, xe chở đá… vẫn tất bật trên tuyến đường hành lang chật hẹp đã xuất hiện nhiều vệt bong, tróc. Những bao tải đá, cát xếp chồng lên nhau áp sát bờ kè. Leo lên đỉnh kè, sóng tung vượt mặt, quất ràn rạt. Kèm theo đó là tiếng ầm ầm như “bom” dội vào vách kè của sóng, người ta cảm nhận ngay được sự rung rinh, dịch chuyển từ nền đất.

“Xuống đi anh”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải Nguyễn Văn Sáng nhắc và nói tiếp: “Sóng chồm lên có khi cao 7-8m, làm sập cả nhà dân. Căn nhà trước mặt anh đã phải sửa đi sửa lại 2-3 lần rồi đó”. Hộ dân nằm cách bờ kè khoảng 3m, ở giữa là đường hành lang. Người vùng biển cởi mở thật, ông Nguyễn Văn Bé, 63 tuổi, vui vẻ mời khách vào nhà uống nước. Cửa rào có dựng một tấm ván để lớn ngăn nước từ xa. Ông Bé kể: “Tôi ở đây đã 46 năm nhưng chưa thấy năm nào sóng gió cuồn cuộn như vậy. Sóng đưa nước tràn vô nhà luôn, phải bơm hút, rửa nhà liên tục dù đã nâng nền lên cả mét; gà vịt bơi lội ngay trên đường. Trước đây nhà nào cũng có bến đậu ghe trước cửa, giờ phải lùi hết vô trong, đêm ngủ không yên. Thời điểm này, nước ròng (nước kém) mà đã vậy; vào mùa nước lên, tháng 11 - 12, không biết sao nữa”. Ông Bé cho biết, bức tường chắn sóng cao hơn nửa mét so với mặt đường, bảo vệ khu dân cư được làm hơn 2 năm, nhưng nay “coi bộ cũng không êm nữa rồi”.

Kè Gành Hào “nóng” lên bất ngờ khi đợt triều cường bất thường vào lúc 3 giờ sáng ngày 26-1-2016 với đỉnh triều +1,93m, cao hơn dự báo 0,4m, gió Đông Bắc mạnh cấp 6-8, giật cấp 9 - 10, biển động mạnh tạo sóng “như có bão cấp 9”, cao từ 3-5m đánh liên tục, trực tiếp vào bờ kè đã xuống cấp. Những ngày đầu tháng 3, hiện tượng xói lở, sụp, lún, dạt cả mái lẫn chân kè đang là nỗi lo dập dồn hiện hữu. Phía sau kè có khoảng 4.000 hộ dân của thị trấn Gành Hào.

“Chúng tôi đã khắc phục được 60m, còn lại 39m và phần hành lang bên trong tường kè dài 45m với phần tường bị nứt, bong tróc bê tông cốt thép. Đã “khóa” hai đầu nơi trọng điểm bằng cừ và thép y để không lở tiếp”, cán bộ Ban Quản lý đê điều Trương Văn Khang thông báo. “Căng nhất là khắc phục phần dưới mái kè, rọ đá đưa xuống là sóng biển lôi đi hết. Phương án mới là chặn từng đơn nguyên để sửa, cố gắng khôi phục hiện trạng cho dân yên tâm”, ông Khang kết luận.

Đối diện kè Gành Hào là xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cũng có tuyến kè bê tông cốt thép. Gành Hào như “cùi chỏ” hứng trọn dòng hải lưu trực chỉ, gây bào mòn, xói lở lòng sông, sạt sụp chân mái dẫn đến toàn bộ mái kè bị trượt, mất liên kết trên phạm vi rộng.

Cần giải pháp chiến lược

Vấn đề đối phó xâm thực của biển đã được Bạc Liêu chú ý, quy hoạch từ nhiều năm trước. Hơn 40/52km đê biển đã được “cứng hóa” cùng hệ thống cống; các dự án “xây bờ tạo bãi”, phát triển rừng phòng hộ; dự án kè chống sạt lở khu vực cửa sông, ven biển Gành Hào; dự án chống sạt lở khu du lịch Nhà Mát; dự án nâng cấp, cải tạo đê biển theo chương trình 667 của Chính phủ; chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản; phân ranh mặn ngọt... đã tỏ rõ tính hiệu quả. “Đê biển giúp nhà, đường bên trong không phải nâng cốt, nâng nền; các hộ nuôi tôm không phải tự bao đê gây tốn kém. Đặc biệt, bảo vệ được hơn 70.000ha làm lúa, rau màu, thủy sản”, ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu, khẳng định.  

Bạc Liêu là vùng trũng, lại khác với các tỉnh có đê sông Hồng là ngoài đối phó với nước còn có sức gió cực mạnh. Cần chủ động và chung tay hơn mới giải quyết căn cơ được. Ông Trương Minh Chiến (Bảy Chiến), Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu, nêu quan điểm: “Nên có các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế nhằm khảo sát, đánh giá, thông tin lại toàn diện tác động. Triển khai thêm “đê mềm” (đất) kết hợp gia tăng độ dày rừng phòng hộ để tạo phù sa bồi lắng, gia cố độ cứng của đất vừa đỡ tốn kém vừa giúp dân an tâm. Theo dõi sát những “điểm đen” (Gành Hào, các cửa biển, cửa sông…) để cảnh báo kịp thời, hạn chế thấp nhất các sự cố bất thường...”.

“Dự án đê kè đã trên 10 năm khi BĐKH chưa tác động mạnh. Chúng tôi cùng ban ngành liên quan đang phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, đánh giá toàn diện lại nguyên nhân, tác động của BĐKH, sự thay đổi luồng lạch, dòng hải lưu… để ngay trung tuần tháng 3-2016 báo cáo, đề xuất với lãnh đạo những giải pháp lâu dài hơn”, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu  Lương Ngọc Lân cho biết.

Kè biển Gành Hào đang được công nhân thi công khắc phục, quyết liệt theo hình thức quản lý xây dựng công trình đặc thù (công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách).

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 28/03/2016
Đăng ngày 29/03/2016
Vũ Thống Nhất
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 08:04 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 08:04 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 08:04 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 08:04 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 08:04 09/01/2025
Some text some message..