Bạc Liêu: Tôm bị sốc nước chết tăng đột biến

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, cho biết: do bị sốc nước bởi những cơn mưa đầu mùa, 15 ngày qua diện tích tôm nuôi của tỉnh bị chết tăng đột biến với hàng trăm héc ta, đưa tổng số diện tích tôm bị thiệt hại lên gần 4.900 ha. Diện tích này tăng thêm gần 1.900 ha so với quí I/2014.

tạt vôi
Ảnh minh họa

Số tôm chết đều ở độ 2 tháng tuổi, nên gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm vì chi phí thức ăn cho tôm đã bỏ ra đáng kể. Ngoài nguyên nhân do thời tiết diễn biến bất thường còn có con giống kém chất lượng. Ngay cả con giống từ các cơ sở sản xuất "quảng cáo" là "sạch bệnh" nhưng khi được kiểm nghiệm cũng phát hiện bị nhiễm bệnh MBV. Cụ thể có 270 mẫu/500 mẫu xét nghiệm phát hiện con giống bị nhiễm bệnh.

Bạc Liêu hiện có hơn 400 cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản chưa được kiểm soát đầy đủ do người nuôi thường có tâm lý không khai báo với cơ quan quản lý các điểm kinh doanh bán thuốc kém chất lượng ra thị trường.

Để khắc phục tình trạng tôm chết, ngành nông nghiệp tỉnh đang khẩn trương đưa cán bộ kỹ thuật về cơ sở, phối hợp với các địa phương đến từng hộ nuôi tôm bị thiệt hại để hướng dẫn các biện pháp khắc phục, trong đó tập trung trữ đủ lượng nước thích hợp trong các ao, vuông nuôi tôm để chống sốc cho tôm khi trời mưa hoặc nắng gay gắt kéo dài. Đối với số diện tích bị thiệt hại trên 70%/ao, thì xử lý vét, phơi ao, rải vôi bột thật kỹ. Tuyệt đối không đưa vào thả nuôi nếu con giống chưa được qua kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Các cơ quan chức năng chuyên ngành cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản; con giống và việc mua, bán con giống trôi nổi trên thị trường; công bố công khai các cơ sở sản xuất kinh doanh con giống, thuốc thú y thủy sản làm sai trên phương tiện truyền thông để mọi người nhận biết đề phòng.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu còn trên 9.000 ha đất đã cải tạo xong, nhưng người nuôi chưa dám thả tôm. Có 1.200 ha đã được khắc phục, chờ thả nuôi. Tuy nhiên khó khăn hiện nay với người nuôi tôm là thiếu vốn sản xuất do không vay được vốn từ Ngân hàng vì không còn tài sản thế chấp./.

TTXVN/VTVCanTho, 14/05/2014
Đăng ngày 15/05/2014
Cao Thăng
Môi trường

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 08:00 02/12/2023

Rong biển là giải pháp nhanh chóng cho biến đổi khí hậu?

Thực phẩm thủy sản ngày càng được đặt lên vị trí cao hơn trong các chương trình nghị sự cho các hệ thống thực phẩm bền vững trong tương lai. Rong biển là sinh vật thủy sinh sống tự nhiên ở các bờ biển trên khắp thế giới và ngoài việc tạo nên các hệ sinh thái quan trọng ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Rong biển
• 11:40 28/11/2023

Thực hư vật liệu nổi nhựa HDPE có gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển

Hiện nay, mô hình nuôi thủy sản lồng bè tại một số địa phương trên cả nước, đang bắt đầu chuyển đổi từ vật liệu nổi xốp sang vật liệu nhựa HDPE. Tuy nhiên, vẫn nhiều ngư dân còn lo lắng về vấn đề các hạt vi nhựa có trong HDPE gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật biển. Thực hư như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong phạm vi bài viết này nhé!.

Phao nổi
• 11:27 23/11/2023

Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong ao nuôi

Vi sinh vật là một phần quan trọng của hệ sinh thái ao nuôi, đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất thải hữu cơ, cân bằng hệ vi sinh vật, cải thiện chất lượng nước, tăng sức đề kháng cho tôm cá. Do đó, việc cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật trong ao nuôi là vô cùng cần thiết.

Vi sinh vật
• 10:18 22/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 08:50 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 08:50 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 08:50 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 08:50 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 08:50 02/12/2023