Bạc Liêu: Xử lý triệt để các hành vi nuôi tôm xả thải ra môi trường

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh trong 7 tháng của năm 2019 tiếp tục phát triển, diễn biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là nguy cơ nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhưng chưa thể xử lý triệt để.

Bạc Liêu: Xử lý triệt để các hành vi nuôi tôm xả thải ra môi trường
Nông dân xã Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình) phản ánh về tình trạng xả nước thải ra môi trường của một hộ nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn. Ảnh: C.L

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, bà con các xã: Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình) phản ánh một số hộ dân nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao đã xả thải trực tiếp ra kênh, sông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến vùng nuôi. Đây không chỉ là bức xúc của nông dân huyện Hòa Bình mà còn là của người nuôi tôm trong tỉnh.

Từ kiến nghị của người dân, đầu năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành quy định về “bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh”, và tổ chức tập huấn, triển khai đến từng hộ dân trên địa bàn các xã, phường, thị trấn. Đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra trực tiếp tại 70 hộ, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 7 hộ ở huyện Hòa Bình và TP. Bạc Liêu, còn lại cho cam kết khắc phục.

Ngoài vấn đề ô nhiễm trong nuôi tôm, trên địa bàn tỉnh còn nhiều hành vi vi phạm trên lĩnh vực môi trường, chủ yếu là thực hiện không đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có xây dựng nhưng không vận hành thường xuyên nhằm giảm chi phí kinh doanh. Vi phạm về hành vi xả thải vượt quy chuẩn tập trung ở các lĩnh vực chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm; hay sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường là chủ trương nhất quán của tỉnh. Vì vậy các cơ quan chức năng cần kiên quyết tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý, đấu tranh với các hành vi vi phạm về môi trường.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 13/08/2019
Nguyễn Quốc

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 10:11 25/06/2024

Trứng nước trong ao tôm và ảnh hưởng trong ao tôm

Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, là loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột. Tuy hữu ích nhưng sự xuất hiện dày đặc của chúng sẽ gây tác động không nhỏ đến tôm nuôi.

Trứng nước
• 10:05 24/06/2024

Tác động của NH3, NO2, CO2 đến môi trường ao tôm

Việc duy trì chất lượng môi trường ao tôm là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của vụ nuôi. Trong đó, NH3, NO2 và CO2 đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Việc hiểu về chúng có thể giúp bà con nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát, quản lý từ đó cải thiện được năng suất ao nuôi.

Ao nuôi
• 11:09 19/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:56 17/06/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 14:19 25/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 14:19 25/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 14:19 25/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 14:19 25/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 14:19 25/06/2024
Some text some message..