Băng trôi lớn bằng Singapore có thể gây thảm họa hàng hải

Tảng băng có kích cỡ lớn bằng đảo quốc Singapore vừa tách khỏi Nam Cực và đang trôi dạt vào đại dương có thể gây ra thảm họa cho các tuyến hàng hải quốc tế, các chuyên gia theo dõi tảng băng này cảnh báo.

đảo băng Pine
Hồi giữa tháng 10.2011, các nhà khoa học nghiên cứu về Nam Cực thuộc NASA đã phát hiện một vết nứt lớn tại Đảo băng Pine - Ảnh: NASA

CNN ngày 15.11 dẫn một báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Southampton (Anh) cho hay diện tích tảng băng này được ước tính vào khoảng 700 km2, gần bằng đảo quốc Singapore và lớn gấp đôi thành phố Atlanta của Mỹ.

Các nhà khoa học không dự đoán rằng sẽ có hậu quả gì về mặt môi trường, nhưng lại lo ngại tảng băng với kích cỡ khổng lồ như vậy có thể ảnh hưởng đến các tuyến hàng hải quốc tế, tùy theo nó trôi theo hướng nào.

Những thảm họa từ băng trôi trên thế giới

Được biết, băng trôi từng gây ra những tai nạn hàng hải chết người khủng khiếp.
Nổi tiếng nhất là vụ tàu RMS Titanic (Anh) bị chìm tại Bắc Đại Tây Dương vì đâm phải một tảng băng trôi vào tháng 4.1912, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
Còn vào tháng 1.1854, tàu hơi nước City of Glasgow cũng bị chìm vì đụng phải băng trôi khi đang đi từ Liverpool sang Philadelphia, khiến 480 người chết.

Giáo sư Grant Bigg thuộc Trường đại học Sheffield (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu băng trôi đang tìm cách tính toán đường đi của tảng băng.

“Thường thì phải mất ít lâu để các tảng băng trôi ra khỏi Đảo băng Pine, nhưng một khi đã ra khỏi đó thì chúng có thể hoặc trôi theo hướng đông dọc theo bờ biển Nam Cực hoặc có thể trôi vào giữa Nam Đại Dương”, Giáo sư Bigg phân tích.

Trường hợp tảng băng trôi vào Nam Đại Dương sẽ gây nguy hiểm cho tàu thuyền, ông Bigg nói thêm.

Giáo sư người Anh này còn cho hay đã từng có một tảng băng tách ra từ Đảo băng Pine được phát hiện đi xuyên qua Eo biển Drake.

Drake là là eo biển phân cách 2 lục địa Nam Mỹ và châu Nam Cực, là khoảng nằm từ cực nam của Nam Mỹ tại Cape Horn, Chile tới điểm cực bắc của Nam Cực tại quần đảo South Shetland.

Điều này có nghĩa tảng băng sẽ hướng vào một trong những tuyến hàng hải quốc tế tấp nập nhất thế giới và có thể gây ra thảm họa.

Jane Robertson, một chuyên gia quan sát băng trôi thuộc đảo quốc Greenland, cho biết khi đối mặt với các tảng băng trôi khổng lồ, “bạn có thể hoặc cố đi xuyên qua nó hoặc đi vòng qua nó”.

“Trong phần lớn các trường hợp, thuyền trưởng thường sẽ chọn đi vòng qua vì bất kể là bạn lái tàu chậm và cẩn thận cỡ nào thì sẽ luôn là nguy hiểm cho con tàu. Rồi thì thời tiết cũng có thể trở nên xấu đi nhanh chóng và bạn sẽ không muốn đi xuyên qua băng trong thời tiết xấu”, cô Robertson cho hay. 

Băng trôi là gì?

Băng trôi là một khối nước đá lớn tách ra từ đảo băng hoặc từ một tảng băng lớn hơn và trôi dạt vào đại dương.
Vì khối lượng riêng của nước đá thấp hơn của nước biển, nên thường chỉ có 1/10 thể tích một tảng băng nổi trên mặt nước.
Nhìn từ phía trên, rất khó để biết được hình dạng phần chìm dưới nước của các tảng băng trôi.

Báo Thanh Niên, 15/11/2013
Đăng ngày 17/11/2013
Hoàng Uy
Khoa học

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 12/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 19:28 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 19:28 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 19:28 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 19:28 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 19:28 30/09/2024
Some text some message..