Báo động tình trạng tận diệt cá đồng

Tình trạng sử dụng phương tiện đánh bắt bằng "dớn" khiến cho nguồn cá đồng ở Đồng Tháp bị tận diệt ở mức báo động.

Báo động tình trạng tận diệt cá đồng
Đánh bắt hủy diệt nguồn cá đồng bằng “dớn” tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông.

Hằng năm, khi nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về tỉnh Đồng Tháp, các loài thủy sản cũng theo dòng nước tràn về các cánh đồng để sinh sôi và phát triển. Đây là nguồn thủy sản quan trọng, đem lại thu nhập lớn cho người dân vùng lũ.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên này ngày càng ít đi. Nguyên nhân là do người dân dùng đủ mọi phương tiện để đánh bắt thủy sản khi chúng vừa tràn lên đồng. Trong đó, tình trạng nguồn cá đồng tận diệt bằng phương tiện đánh bắt bằng “dớn” ở tỉnh Đồng Tháp cần báo động. Đây là loại dụng cụ đánh bắt cá mà ngành thủy sản đã quy định cấm sử dụng.

Đi dọc theo các cánh đồng xả lũ ở các huyện, thị xã đầu nguồn và hạ nguồn lũ như: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh và Tháp Mười…, đâu đâu cũng có  phương tiện đánh bắt bằng dớn. Theo tính toán sơ bộ toàn tỉnh, có hàng chục nghìn cái dớn được đặt dọc, đặt ngang trên các cánh đồng để đánh bắt cá, có nơi 1 ha mặt nước có từ 2 - 3 cái dớn. Dớn nhỏ nhất với chiều dài 5 mét và những cái to có chiều dải từ 100 - 300 mét.

Dớn hình thức khai thác cá mang tính tận thu, tận diệt thủy sản, dớn được sử dụng lưới có kích thước mắt nhỏ li ti được người dân bẫy đầy trên các con sông, kênh, rạch và với dụng cụ này thì không tha bất cứ cá, tôm, tép lớn hay nhỏ.

Anh Nguyễn Văn Tí ở xã Tân Mỹ , huyện Thanh Bình cho biết, dớn được làm bằng lưới cước, mắt lưới nhỏ nhất là 7 ly, chiều cao của dớn từ 1 - 2 mét, còn chiều dài tùy ý, một cái dớn không chỉ có đường ven với chiều dài cho cá hướng đi theo chiều vế một cái “gọ” được bao quanh  khoảng 4 - 10 mét vuông bằng lưới cước nơi cá vào không thoát ra được.

Anh Tí cho biết, mỗi ngày thu hoạch từ 1 - 2 lần, mỗi lần thu hoạch được từ 1 - 3 kg cá, lươn, rắn, ếch các loại, không bỏ sót con nào kể cả loại cá bé bằng que tăm. Nếu đã thu hoạch đưa lên bờ, các loại cá bé, cá bằng que tăm… đều chết, người  đánh bắt bỏ cho gà, vịt ăn hoặc thảy bỏ bừa bãi trên bờ không hối tiếc.

Mặc dù, chính quyền địa phương khuyến cáo cấm đánh bắt thủy sản bằng dớn nhưng do đây là nguồn thủy sản quan trọng, đem lại thu nhập lớn cho người dân vùng lũ cho nên các ngành chức năng chưa kiên quyết xử lý nên hình thức đánh bắt thủy sản bằng dớn ngày càng phát triển

Hiện nay, nguồn cá đồng ở Đồng Tháp Mười và nhất là ở tỉnh Đồng Tháp gần như cạn kiệt. Hiện chỉ có 3 nơi được bảo vệ tốt như: vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng và khu di tích Xẻo Quít ở huyện Cao Lãnh mới còn nguồn cá đồng khá dồi dào .

Tình trạng khai thác cá đồng bằng dớn tràn lan, không chỉ vô tình làm cho cá bé, cá bằng que tăm chết để làm mồi cho gà, vịt, tận diệt cá để làm mồi nuôi cá lóc…, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên dần cạn kiệt mà ngành quản lý thủy sản, chính quyền địa phương ở Đồng Tháp chưa mạnh tay răn đe .

TTXVN
Đăng ngày 09/10/2019
Nguyễn Văn Trí
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:27 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:27 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:27 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:27 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:27 18/11/2024
Some text some message..