Bao giờ âu thuyền và cảng cá Thọ Quang hết ô nhiễm?

Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) chính thức đi vào hoạt động năm 2004, với diện tích 25 ha mặt đất và 55 ha mặt nước. Vùng nước âu thuyền có sức chứa 800 tàu, thuyền công suất từ 22 đến 600 CV vào neo đậu. Đây hiện cũng là cảng cá lớn nhất miền trung, là nơi neo đậu tàu, thuyền trú, tránh bão với sức chứa gần 500 tàu, thuyền công suất lớn. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc phản ánh, âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đang bị ô nhiễm nặng nề, cần có sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, ngành chức năng của TP Đà Nẵng để sớm có giải pháp khắc phục.

cang ca Tho Quang
Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (huyện Sơn Trà, Đà Nẵng) ô nhiễm nặng.

Cảng cá lớn nhất miền trung ô nhiễm nặng

Năm 2010, Đà Nẵng đầu tư xây dựng thêm cảng và khu vực chợ đầu mối để thuận lợi cho tàu, thuyền bà con ngư dân khu vực miền trung cập cảng, thu mua thuỷ hải sản và tiếp nhiên liệu để chuẩn bị cho các chuyến ra khơi. Đây là chợ cá lớn nhất Đà Nẵng, hoạt động hai phiên mỗi ngày với sản lượng hàng hóa qua chợ trung bình gần 300 tấn/ngày; trong đó, phiên chợ chính hoạt động từ 1 giờ đến 7 giờ, với hơn 3.000 lượt người và hơn 250 ô-tô, hơn 1.500 xe gắn máy ra vào. Hiện tại, khu vực này có 37 cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản; 11 cơ sở đóng, sửa chữa tàu; 12 xưởng sản xuất nước đá và 19 tàu cung ứng dầu của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên. Riêng năm 2015, số lượng tàu, thuyền cập cảng là hơn 19 nghìn lượt chiếc, với sản lượng hàng hóa là gần 140 nghìn tấn. Điều này càng làm cho âu thuyền quá tải và ô nhiễm nặng hơn.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng Huỳnh Thị Liễu Hoa, qua thống kê, khảo sát, lượng rác thải phát sinh trong quá trình buôn bán, sinh hoạt của người dân trung bình 75 m3/tháng. Bên cạnh đó, một khối lượng lớn rác thải do các tàu cá thải trực tiếp xuống mặt nước hằng ngày, chưa được thu gom khiến bùn lưu cữu lâu ngày, gây thêm mùi hôi. Đây là điểm nóng môi trường cần xử lý triệt để trong đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”. Nguyên nhân chính là nhận thức về tuân thủ bảo vệ môi trường của các đối tượng có liên quan còn hạn chế; thiếu các cơ chế trong tham gia giám sát ô nhiễm. Chưa tính toán được sức chịu tải của khu vực âu thuyền để xác định lưu lượng và chất lượng cho các nguồn thải đầu vào. Bên cạnh đó, ngành sản xuất chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá rất phức tạp về nồng độ các chất thải khi có sự thay đổi bởi các yếu tố đầu vào như sản lượng tăng, thay đổi sản phẩm, thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu và thiếu sự vào cuộc đồng thời của nhiều cơ quan liên quan.

Cơ quan chức năng cũng xác định, mùi hôi phát sinh chủ yếu từ âu thuyền do khu vực này là nơi tiếp nhận nhiều nguồn chất thải khác nhau, sau thời gian dài tích tụ tạo lớp bùn đáy lớn, phân hủy gây mùi hôi thối khó chịu, nhất là vào thời điểm thủy triều xuống hay thời tiết nắng nóng. Để giảm mùi hôi, Đà Nẵng đã cho triển khai nạo vét bùn tại âu thuyền, sử dụng chế phẩm để xử lý mùi hôi tại các cửa xả nước thải vào âu thuyền.

Theo quan sát của phóng viên, thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường ở âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đã giảm so với trước. Nhưng hằng ngày nơi đây vẫn như một cỗ máy hoạt động hết công suất và nước trong âu thuyền có mầu đen đục ngầu, kèm với hàng trăm loại rác thải xả tràn mặt nước, lên cả bờ kè. Mặc dù lực lượng công nhân môi trường đô thị tăng cường công tác thu gom, xử lý, nhưng cứ vài ngày rác lại đầy lên. Các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý khoảng 20 trường hợp có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tuy nhiên, việc xả thải “chui” vẫn xảy ra tại khu vực này.

Có làm sạch môi trường được không ?

Đã nhiều năm qua, các ngành chức năng TP Đà Nẵng đã đề ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục điểm nóng ô nhiễm môi trường tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang. Nhưng đến thời điểm này, tình hình vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Tại cuộc họp vào tháng 7-2016, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã yêu cầu các ngành chức năng phải bắt tay vào xử lý quyết liệt, không nói bằng văn bản. Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ yêu cầu tăng mức xử phạt khi phát hiện các cơ sở đóng tàu, doanh nghiệp thủy hải sản, các chủ tàu vi phạm về xả thải trực tiếp làm môi trường ô nhiễm. Ngay sau đó, TP Đà Nẵng ra quyết định thành lập Tổ giám sát, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang nhằm phát hiện và phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các hành vi xả thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường để có giải pháp xử lý kịp thời.

Để xử lý dứt điểm vấn đề này, ngày 18-8, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã ký Quyết định 5629/QĐ-UBND ban hành phương án quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang. Các phương án đưa ra đều nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh môi trường tại khu vực âu thuyền và cảng cá, giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị chức năng. Trong đó, xử lý mùi hôi, nước thải là hai nội dung cốt lõi. Theo đó, từ năm 2017 trở đi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng sẽ phối hợp các đơn vị liên quan xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm. Đối với cả người dân và doanh nghiệp, nếu vi phạm ba lần là không cho vào âu thuyền, cảng cá. Hằng năm, tổ chức nạo vét bùn lắng trong âu thuyền và vận hành trạm bơm thông thủy…

Ông Đinh Văn An, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà cho biết: Thời gian gần đây, khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng, thêm vào đó, nắng nóng liên tục khiến mùi hôi bốc lên rất nặng, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân các phường Nại Hiên Đông, Thọ Quang, Mân Thái. Đề nghị thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, tổ chức xử lý nhằm hạn chế mùi hôi, bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Người dân vẫn đang mong chờ một hành động quyết liệt hơn từ phía chính quyền và các ngành chức năng của TP Đà Nẵng để trả lại môi trường sống xanh, sạch, đẹp tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang.

“Đề nghị thành phố sớm chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xử lý và lập hệ thống tiêu chuẩn thu gom nước thải; hệ thống thu gom ống xả và các công trình hạ tầng, nạo vét bùn đáy tại âu thuyền. Cần xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về xả thải tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang”. NGUYỄN THÀNH NAM Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

“Buổi sáng hằng ngày, chúng tôi vẫn hay ra bờ kè của âu thuyền để tập thể dục. Mặc dù đến nay, mùi hôi đã giảm nhiều nhưng rác thải vẫn còn tràn lan quá. Quanh khu vực âu thuyền bẩn và nhếch nhác vì rác, làm mất mỹ quan đô thị”. NGUYỄN THỊ HÀ (Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)

Báo Nhân Dân, 15/10/2016
Đăng ngày 16/10/2016
Bài và ảnh: ANH ĐÀO
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:18 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:18 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:18 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:18 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:18 05/11/2024
Some text some message..