"Bảo mẫu" của hàng nghìn sinh vật biển

Trong lần đi kiểm tra, chị Đặng Trần Tú Trâm, 42 tuổi, nhân viên Viện Hải dương học ở TP Nha Trang, thấy cá mập mẹ bơi chậm, bụng phình to, thở dốc như gần sinh.

nhân viên Viện Hải dương học Nha Trang
Chị Đặng Trần Tú Trâm kiểm tra các loại cá nuôi trong hồ tại Viện Hải dương học. Ảnh: Bùi Toàn

Lúc này cá mập mang thai được 12 tháng. Kinh nghiệm 15 năm làm việc tại Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển Viện Hải dương học, hàng ngày thuần dưỡng, chăm sóc nhiều loại cá, chị Trâm phán đoán chừng vài tiếng nữa cá mẹ sẽ chuyển dạ, có thể sinh vào ban đêm. Cá mập nhạy cảm với máu, cá bố mẹ đang nuôi nhốt với đàn, nên chị lo sợ cá con ra đời sẽ bị cá lớn ăn thịt.

Một ê kíp nhanh chóng được lập để đỡ đẻ cho cá mập. Đến 22h cùng ngày, cá mẹ trở dạ, cho ra đời những cá con có trọng lượng khoảng 600 gram, dài 45-60 cm. Lúc này, các nhân viên nhanh tay vớt cá con ra hồ riêng. Công việc đỡ đẻ cho cá kéo dài đến rạng sáng mới hoàn thành.

Cá con được đội ngũ kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng, thức ăn chủ yếu là mực xay nhuyễn. Sau 6 tháng, mỗi con đạt trọng lượng 7-10 kg, dài chừng một mét. Đến nay tại Viện Hải dương học, những chú cá mập đã sinh sản được hai lần, một cá sinh 6 con vào năm 2009, một cá sinh ba con vào năm 2014.

"Một chú cá ra đời có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào người nuôi nắm rõ những đặc tính của loài", chị Trâm nói và cho biết khi các cá mập đủ lớn, có thể tự bảo vệ bản thân sẽ được chuyển sang hồ nuôi chung với các loại khác.

Đó là những công việc hàng ngày của những nhân viên ở Viện Hải dương học thành lập từ năm 1923, được xem là cơ sở nghiên cứu biển hàng đầu cả nước. Đây là nơi lưu giữ khoảng 23.000 mẫu sinh vật biển với hơn 5.000 loài được các nhà khoa học thu thập nhiều nơi gần 100 năm qua.

nhân viên Viện Hải dương
Nhân viên Đinh Trường An kiểm tra một số sinh vật biển tại khu thuần dưỡng. Ảnh: Bùi Toàn

Hiện, Phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển có 16 cán bộ, nhân viên, đảm nhận nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho hàng nghìn sinh vật biển. Bên cạnh đàn cá mập, chị Trâm còn chăm sóc các loài khác như cá mặt quỷ, cá ngựa, cá nàng đào, cá kẽm bông, cá thia đá, cá bò hòm sừng... Mỗi loài có thuộc tính khác nhau nên chị phải theo dõi thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Đồng nghiệp chị Trâm, anh Hồ Sơn Lâm (Phó phòng Kỹ thuật nuôi sinh vật biển) thường xuyên đi kiểm tra các khu nuôi sinh vật biển, như hệ thống điện, các máy bơm, dây sục khí, chất lượng nước. "Việc khảo sát giúp chúng tôi phát hiện được những bất thường về sức khỏe của các sinh vật, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời", anh Lâm nói.

Tại viện có 40 hồ với nhiều loại sinh vật biển như cá mập, cá hoàng hậu, tôm hùm, cá mặt quỷ... Mỗi loài được phân chia các phần thức ăn khác nhau như tôm, ruốc, cá các loại đã được nhân viên xay nhuyễn hay cắt nhỏ để phù hợp kích thước của từng loài.

Hơn 10 năm làm việc tại Viện Hải dương học, điều anh Lâm tự hào nhất là đàn cá khoang cổ nemo được thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo thành công. Đây là giống cá chỉ có ở biển Trường Sa. Việc phát triển hiệu quả giống cá này như khai thác được nguồn gen từ vùng biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

Một dự án sinh sản nhân tạo và chăm sóc cá khoang cổ nemo thường kéo dài trong hai năm. Nguồn cá đang được thử nghiệm thương mại hóa và đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay hơn 15.000 con được bán ra thị trường, mỗi con giá 30.000-40.000 đồng.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học, Viện Hải dương học là đơn vị đầu tiên trong nước cho sinh sản nhân tạo thành công giống hải quỳ và san hô mềm. Trong đó, san hô mềm vừa giá trị làm cảnh, vừa làm dược liệu vì có hoạt tính sinh học cao, trong đó gồm chất chống ung thư.

Viện Hải dương học
Kỹ thuật viên lặn xuống các bể kính để vệ sinh, biểu diễn tại Viện Hải dương học. Ảnh: Hải Trình

Theo anh Lâm, việc sinh sản nhân tạo loại san hô mềm chỉ là thành công bước đầu. Để tạo ra loài sinh vật này đúng với phiên bản ngoài tự nhiên nhất, viện cần khoảng thời gian dài để đầu tư kinh phí, thử nghiệm các tác động địch hại, các hoạt chất kháng khuẩn. Thời gian tới, viện sẽ đăng ký đề tài nghiên cứu cấp tỉnh về dự án này.

Để giám sát và thuận lợi cho công việc nghiên cứu, nhiều kỹ thuật viên còn phải mang bình oxy, lặn xuống nước. Là một trong những người đảm nhận công việc lặn, anh Đoàn Văn Thân, 29 tuổi, cho biết để lặn được sâu, kỹ thuật viên phải trải qua một khóa đào tạo, khi đạt sẽ được cấp bằng. Người lặn giỏi cần phải có sức khoẻ, tập thở, điều hòa nhịp tim thường xuyên.

Nhiều thời điểm, du khách đến Viện Hải dương học có dịp trải nghiệm cảnh thợ lặn xuống dưới các bể kính làm vệ sinh, sau đó biểu diễn cùng các loài cá. Một số trường hợp sinh vật biển, các "bảo mẫu" phải theo dõi ngày đêm, để hiểu được thói quen, tập tính của loài. Sau nhiều năm làm việc, anh Thân thấy loài khó chăm sóc nhất là san hô cứng vì những điều kiện khắt khe như chất lượng nước phải sạch, nếu không sinh vật sẽ bị sốc và chết.

VnExpress
Đăng ngày 09/05/2022
Bùi Toàn
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 18:44 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 18:44 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 18:44 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 18:44 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 18:44 28/03/2024