Bão Nida có khả năng hướng về phía Bắc Bộ

Theo bản tin phát lúc 14h30’ ngày 31/7 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay, dự báo bão Nida của các trung tâm dự báo bão quốc tế và Việt Nam cho xu hướng đổ bộ vào phía Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bão di chuyển về phía Nam (tương tự như bão số 1 - Mirinae), hướng về phía Bắc Bộ và gây mưa lớn cho khu vực này, đặc biệt là khu vực trung du và vùng núi Bắc Bộ từ đêm 2/8.

huong di cua bao
Đường đi của bão. Ảnh: nchmf

Cụ thể, hồi 14h ngày 31/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 122,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Luzon. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 11-12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13h ngày 1/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, cách Hongkong khoảng 500 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120-135 km/giờ), giật cấp 14-15.

Từ sáng sớm mai (1/8), vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14-15. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Vùng cảnh báo nguy hiểm trên biển Đông (mưa bão và gió mạnh cấp 6 trở lên): khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16 độ Vĩ Bắc và phía Đông kinh tuyến 115 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển Tây Nam Hongkong-Macau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 15-16.

Vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.

Lưu ý: Hiện nay, dự báo bão Nida của các Trung tâm Dự báo bão quốc tế và Việt Nam cho xu hướng đổ bộ vào phía Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bão di chuyển về phía Nam (tương tự như bão số 1-Mirinae), hướng về phía Bắc Bộ và gây mưa lớn cho khu vực này, đặc biệt là khu vực trung du và vùng núi Bắc Bộ từ đêm 2/8. Cần theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo ở các bản tin tiếp theo.

Ngoài ra, do hoạt động của gió mùa Tây Nam nên khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động.

duong di cua bao
Đường đi của bão (nhấp chuột vào hình để phóng to). Ảnh: nchmf

Theo bản tin phát lúc 9h00’ ngày 31/7 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 31/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 123,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/giờ), giật cấp 11-12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 7h ngày 1/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách Hongkong khoảng 600 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120-135 km/giờ), giật cấp 14-15.

Từ sáng sớm mai (1/8), vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 14-15. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 7h ngày 2/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển Hongkong-Macau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/giờ), giật cấp 15-16.

Vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.

Ngoài ra, do hoạt động của gió mùa Tây Nam nên khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động.

Trước đó, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 16 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các tỉnh miền núi phía Bắc; Ban Chỉ huy phòng chống các bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải.

Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh/thành phố, các bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số công việc sau:

1. Đối với khu vực trên biển:

- Thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và các biện pháp phòng tránh phù hợp.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các biên phòng tuyến biển triển khai ngay việc thông báo, kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn không đi vào khu vực nguy hiểm. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tiếp theo được xác định từ Bắc vĩ tuyến 15 và Đông kinh tuyến 115 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).

2. Đối với khu vực miền núi phía Bắc: Theo dõi sát diễn biến của bão, chủ động điều tiết các hồ chứa, bảo đảm an toàn công trình và hạ du; đồng thời chỉ đạo rà soát các phương án phòng chống mưa, lũ, lũ quét do ảnh hưởng của hoàn lưu bão.

3. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

4. Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

VGP, 31/07/2016
Đăng ngày 31/07/2016
T.Minh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 13:33 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 13:33 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 13:33 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 13:33 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 13:33 10/01/2025
Some text some message..