Bão số 2 vào Vịnh Bắc bộ, giật cấp 11

Ngày 22/6, tại cuộc họp ứng phó với bão số 2, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư yêu cầu các địa phương kêu gọi tàu thuyển về nơi an toàn, có phương án di dân, đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

bão số 2
Đường đi của bão số 2 (Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, lúc 13 giờ hôm nay (22/6), vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 410 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (từ 62 đến 88 km/h), giật cấp 10, cấp 11.

Dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km. Đến 13 giờ ngày mai (23/06), vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc bộ, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 80 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc bộ (bao gồm cả các huyện đảo Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) từ chiều nay (22/6), gió sẽ mạnh dần lên cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh phía đông Bắc bộ và Thanh Hóa, từ đêm nay gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở Bắc bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ đêm nay sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Kêu gọi tàu thuyền, đề phòng lũ quét

Theo Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 hôm nay, Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa phối hợp thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 46.041 phương tiện/161.734 lao động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão số 2 để chủ động phòng tránh.

Trong đó, tàu hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa 68 tàu/814 lao động; hoạt động, neo đậu ở khu vực vịnh Bắc bộ là 17.790 phương tiện/61.279 lao động; hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại các bến là 28.183 phương tiện/99.641 lao động.

Theo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, lực lượng quân đội huy động gần 104 nghìn người, gần 1.400 phương tiện các loại, trong đó trên 930 tàu, 450 xuồng các loại sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và hạn chế thiệt hại, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư yêu cầu các địa phương khẩn trương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc bộ, ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định vào nơi trú, tránh bão và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè, ao đầm nuôi trồng thủy sản, khu du lịch, cảng biển.

Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tùy theo diễn biến của bão, chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tầu vận tải, tàu du lịch ra khơi. Các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa tiếp tục theo dõi chặt chẽ, giữ thông tin liên lạc, hướng dẫn các tàu, thuyền đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa di chuyển tránh bão. Vùng nguy hiểm được xác định là vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 17.

Các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh ven biển Bắc bộ cần đề phòng mưa lớn, cần kiểm tra, có biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, các khu vực khai thác khoáng sản, các khu dân cư có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt các ngầm qua sông, suối, những đoạn đường bị ngập cần có lực lượng kiểm tra, giúp đỡ, hướng dẫn giao thông khi lũ cao. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng chủ động tiêu nước đệm, tránh ngập úng khi xẩy ra mưa lớn.

Sáng nay, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn có công điện gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, khu vực trung du miền núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng, các bộ, ngành khẩn trương triển khai các biển pháp phòng chống bão số 2.

Tiền Phong
Đăng ngày 22/06/2013
phạm anh
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 22:57 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 22:57 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 22:57 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 22:57 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 22:57 16/02/2025
Some text some message..