Bảo vệ giá trị, phát triển thương hiệu sò huyết Ô Loan

Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sò huyết đầm Ô Loan vừa được Sở KH-CN Phú Yên thông qua, quán triệt đến các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm thực hiện tốt việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý sò huyết Ô Loan. Qua đó khẳng định danh tiếng, bảo vệ giá trị, phát triển thương hiệu đặc sản này.

Bảo vệ giá trị, phát triển thương hiệu sò huyết Ô Loan
Người nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An) đang vớt rong và kiểm tra sò ở vùng nuôi - Ảnh: ANH NGỌC

Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sò huyết Ô Loan. Đây được xem là phương án hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho sản phẩm địa phương, góp phần tạo nên thương hiệu sò huyết Ô Loan với người tiêu dùng cả nước.

Nâng tầm giá trị đặc sản

Theo ông Nguyễn Minh Đức, chuyên viên Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, không chỉ giúp người tiêu dùng nhận biết xuất xứ địa lý của hàng hóa, chỉ dẫn địa lý còn giúp khách hàng nghĩ về chất lượng của sản phẩm. Bởi, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thường mang những đặc điểm riêng biệt, độc đáo có được nhờ vào nguồn gốc địa lý của nó như: khí hậu, đất đai hoặc các phương thức sản xuất truyền thống. Với tầm quan trọng đó, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo danh tiếng và nâng được giá của sản phẩm trên thương trường, mà còn giúp thu hút đầu tư và quảng bá du lịch cho vùng có sản phẩm đặc sản đó.

Về mặt chiến lược kinh doanh, chỉ dẫn địa lý có nhiều tác dụng trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Tầm cỡ của những đặc sản địa phương có thể được nâng lên trong mắt người tiêu dùng khi một cộng đồng người địa phương và các thành viên của cộng đồng được hưởng độc quyền để sử dụng một chỉ dẫn địa lý riêng biệt. Ví dụ như nếu nói chung chung: nước mắm, cà phê, chè thì sản phẩm chưa để lại ấn tượng gì với khách hàng. Nhưng nếu nói nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, cam Vinh… thì những cái tên ấy đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và giá trị kinh tế mà nó mang lại bao giờ cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại thông thường.

Xét về khía cạnh pháp lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn cấm, loại trừ những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc những mặt hàng thuộc cùng một khu vực địa lý nhưng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Vì vậy, điểm mấu chốt của việc quản lý chỉ dẫn địa lý chính là cần thực thi các quy chế để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc địa lý của sản phẩm và đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm thông qua quy trình kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

Phát triển thương hiệu

Để chỉ dẫn địa lý phát huy được hiệu quả, cần có sự tham gia chủ động của các cơ quan quản lý địa phương, doanh nghiệp, người dân trong khu vực địa lý; sự hiểu biết về chỉ dẫn địa lý và các vấn đề có liên quan cũng như các quy định trong quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý của các chủ thể tham gia.

Trong quá trình phát triển sản phẩm, việc tự quản lý được thực hiện bởi chính các hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng. Bởi, việc tự quản lý tại các cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo không chỉ danh tiếng chung của chỉ dẫn địa lý mà còn cả danh tiếng cá nhân cho các hộ sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm so với chính các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Để xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm sò huyết Ô Loan đòi hỏi bản thân các nhà cung ứng phải tự hoàn thiện và bảo đảm quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, có nguồn gốc rõ ràng.

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết: “Sò huyết là một đặc sản của đầm Ô Loan. Thông thường, những ngày trời êm, người dân khai thác được nhiều, sò huyết có giá 240.000 đồng/kg; những ngày mưa bão thì giá cao hơn, khoảng 300.000 đồng/kg. Năm 2015, tỉnh đã quy hoạch khu mặt nước nuôi sò rộng 150ha trên đầm nhưng hiện tại, diện tích nuôi mới chỉ đạt được 102ha. Tôi hy vọng khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sò huyết Ô Loan sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, người dân ý thức rõ ràng hơn về quy trình nuôi trồng, khai thác, tạo được công ăn việc làm cho người dân và giúp sản phẩm sò huyết Ô Loan được thị trường cả nước biết đến”.

Theo quy định, chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý thông qua các cơ quan chức năng. Với chỉ dẫn địa lý sò huyết Ô Loan, UBND tỉnh đã ủy quyền tham gia giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho Hội Nghề cá Phú Yên cùng với các cá nhân, tập thể liên quan xây dựng và phát triển thương hiệu cho sò huyết Ô Loan.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 06/08/2019
Thái Hà
Nuôi trồng

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 19:32 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 19:32 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 19:32 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 19:32 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 19:32 27/01/2025
Some text some message..