Bảo vệ môi trường biển, đảo gắn với phát triển du lịch bền vững

Nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo của tỉnh, vừa qua UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (kèm theo Quyết định số 3229/QĐ-UBND ngày 04/10/2022).

San hô
Bảo vệ biển đảo gắn với phát triển du lịch bền vững. Ảnh: FB Vịnh Quy Nhơn

Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hóa Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16.6.2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030. 

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ biển, đảo 

Với bờ biển dài 134 km, Bình Ðịnh sở hữu nguồn tài nguyên biển, đảo phong phú trong phát triển KT-XH, nhất là kinh tế du lịch. Trong những năm qua, Bình Ðịnh đã triển khai thực hiện những hành động thiết thực nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 

Để bảo vệ và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương có biển, tỉnh Bình Định định hướng phát triển du lịch biển, đảo gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định thường xuyên phối hợp với các sở, ngành, hội, đoàn thể, chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình truyền thông, như sân khấu hóa, tọa đàm, mít tinh, các cuộc thi ảnh… thu hút sự quan tâm tham gia hưởng ứng của nhiều DN, cộng đồng. Qua đó, đã nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học biển và hải đảo bền vững, góp phần phát triển du lịch, ổn định sinh kế cho ngư dân ven biển.  

Nhiều địa phương ven biển, như Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn), Cát Tiến (huyện Phù Cát)… được thiên nhiên ưu đãi có bãi biển, có nền văn hóa làng chài lâu đời được bảo tồn tốt, tạo nên sản phẩm du lịch thu hút du khách, tạo đà giúp kinh tế du lịch phát triển mạnh mẽ. Chính quyền các địa phương cũng đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên biển và hải đảo để phát triển KT-XH, tạo chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người dân. 

Ông Nguyễn Hữu Đảo, Giám đốc Công ty CP Khánh An Bình Định (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn), tâm tình: Cùng với việc kinh doanh dịch vụ du lịch, chúng tôi chung tay cùng chính quyền địa phương trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ rạn san hô, bảo vệ môi trường. Trong tour du lịch do chúng tôi tổ chức có lồng ghép trải nghiệm đưa du khách đến tham quan các đảo, hang động ven biển ở Nhơn Lý kết hợp vận động du khách cùng thu gom rác, vỏ chai nhựa ở bãi biển đổi lấy những sản phẩm lưu niệm làm từ vỏ ốc, đá cảnh và hoạt động này được nhiều du khách thích thú, hưởng ứng, tham gia nhiệt tình. 

Xây dựng tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ổn định sinh kế cho ngư dân 

Tại Bình Định, trên phạm vi 3 phường, xã của TP Quy Nhơn gồm Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng đã thành lập được 3 tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn thủy sản, được giao quyền đồng quản lý khu vực biển có rạn san hô ở Bãi Dứa (Nhơn Lý), Hòn Khô (Nhơn Hải) và Hòn Nhàn (Ghềnh Ráng) với tổng diện tích hơn 26 ha.Từ đầu năm 2022 đến nay, Chi cục Thủy sản Bình Định tập huấn nâng cao năng lực quản lý và truyền thông cho 25 thành viên TCCĐ các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải và Ghềnh Ráng; tổ chức quan trắc đánh giá rạn san hô tại các khu vực biển được giao cho TCCĐ quản lý, bảo vệ: khu vực biển bãi Dứa xã Nhơn Lý, khu vực biển Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải và khu vực biển Hòn Nhàn phường Ghềnh Ráng. Hoạt động này nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý bảo vệ của các TCCĐ địa phương.  

Khu bãi đẻ rùa biểnThành lập khu bãi đẻ rùa biển xã Nhơn Hải (tp Quy Nhơn). Ảnh: FB Vịnh Quy Nhơn 

Ngoài ra, chính quyền địa phương khoanh vùng bảo vệ san hô được giao cho Tổ cộng đồng Nhơn hải quản lý rộng hơn 12 ha. Trong đó có vùng lõi rộng 2,1 ha được bảo vệ nghiêm ngặt. 

Vùng bảo vệ san hôKhoanh vùng bảo vệ san hô. Ảnh: FB Vịnh Quy Nhơn 

Cùng với đó, tỉnh Bình Định đã và đang đang thực hiện quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU, nhằm hướng tới phát triển ngành thủy sản bền vững, ổn định sinh kế cho ngư dân. Ngành thủy sản đã phối hợp các địa phương ven biển vào cuộc mạnh mẽ kiểm soát, ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác thủy sản bằng các loại nghề cấm mang tính tận diệt nguồn lợi thủy sản; tổ chức các hoạt động truyền thông bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả cá giống tại đầm Trà Ổ, đầm Thị Nại để tái tạo môi trường sinh thái… nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch, chương trình truyền thông liên quan đến biển và đại dương để phối hợp với các địa phương thực hiện; xây dựng thêm nhiều pa nô, áp phích tuyên truyền bảo vệ biển và đại dương gắn với phát triển du lịch; đưa hoạt động tuyên truyền bảo vệ biển và đại dương vào trong các trường học để nâng cao nhận thức cho học sinh; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (ngày 1 - 8.6), Ngày Đại dương Thế giới (ngày 8.6) hằng năm… 

Đăng ngày 29/12/2022
NTN @ntn
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:28 22/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 09:28 22/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:28 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:28 22/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:28 22/01/2025
Some text some message..