Bất an những chuyến ra khơi mùa biển động

Cuối năm, mùa sóng dữ thế nhưng đối nhiều ngư dân vùng bãi ngang các xã ven biển  huyện Mộ Đức thì đây là thời điểm lượng cá gần bờ nhiều nhất trong năm, nên bất chấp những con sóng dữ, ngư dân vẫn đưa ghe đi đánh bắt với hy vọng những mẻ cá đầy.

bien dao
Dẫu nguy hiểm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, nhiều ngư dân đành phải liều mình
Đánh cược với sóng
 
5 giờ sáng, chúng tôi có mặt ở biển xã bãi ngang ven biển xã Đức Minh (Mộ Đức). Dọc bờ biển, từng đợt sóng đánh ầm ầm vào bờ, bọt tung trắng xóa. Bất chấp những cột sóng cao, nhiều ngư dân vẫn chuẩn bị đưa ghe ra khơi  để đánh bắt cá. 
 
Thấy những cột sóng cao cuộn tròn đánh liên tiếp vào bờ, chúng tôi hỏi ngư dân Huỳnh Văn Công (40 tuổi) đang chuẩn bị đưa ghe vượt sóng ra khơi: "Sóng lớn nguy hiểm thế này mà cũng ra khơi hả anh?". Đáp lại cho câu hỏi của chúng tôi, ngư dân Huỳnh Văn Công cho biết: Mùa biển động cũng là thời điểm cá nhiều, ngư dân chúng tôi thường gọi đây là “quà” từ biển cả nên không ít người trông chờ vào những mẻ cá đầy. Vì vậy, bất chấp sóng to gió lớn, bà con ngư dân vẫn quyết tâm đẩy ghe ra biển. Bù lại, khi đã vượt sóng ra xa, khi quay về bờ, ghe  ai cũng đầy ắp cá.
 
Vừa nói với chúng tôi, anh Công cùng với 2 ngư dân khác vừa nhìn ra biển để canh những đợt sóng. Chờ cơ hội, khi những đợt sóng tạm thời lắng xuống là lập tức đưa ghe vượt sóng. Theo anh Công, để vượt sóng ra khơi trong mùa biển động không phải là điều dễ dàng. Chỉ cần những quyết định và phán đoán sai thì hậu quả và thiệt hại sẽ khó lường. 
 
Đang nói chuyện với chúng tôi, bỗng nhiên anh Công hô to "đẩy"! Lập tức anh Công nhảy lên ghe nhanh chóng cầm lấy tay chèo, 2 ngư dân đi cùng ghe nhanh chóng đẩy chiếc ghe ra cách mép sóng được chừng 2 mét cũng nhanh chóng nhảy lên ghe nổ máy cho thuyền lách qua những cột sóng như muốn chồm lên "nuốt" trọn chiếc ghe nan bé nhỏ.
 
Tuy nhiên cũng không phải ghe nào cũng may mắn thoát qua những con sóng dữ như anh Công. Kém may mắn hơn, khi chiếc ghe của ngư dân Nguyễn Thanh Tâm ở  vừa ra biển đã gặp ngay những đợt sóng lớn liên tiếp. Chiếc ghe của ngư dân Nguyễn Thanh Tâm liên tục bị sóng hất tung lên rồi ném xuống như một trò chơi của biển cả. Có lúc sóng đẩy ghe quay vào bờ, ông và hai bạn ghe nhanh nhẹn dùng tay chèo đẩy mũi ghe quay lại phía biển và cho nổ máy. Sau hơn 10 phút vật lộn với sóng, cuối cùng chiếc ghe của ông Tâm cũng thoát được.
 
Chứng kiến những cuộc vượt sóng vất vả, khó khăn nguy hiểm như vậy nhưng nhiều ngư dân trên bờ vẫn không ai có ý định bỏ cuộc. Nhiều người vẫn tiếp tục đánh cược với sóng biển để ra khơi.
 
Đứng trên bờ, lão ngư Huỳnh Thanh Hòa (60 tuổi) cho hay: Mùa biển động, để ra khơi đánh bắt cá thì ngư dân phải đánh cược với sóng dữ, và chuyện ra khơi bất thành là chuyện không hiếm. Thậm chí, có những ghe cố ra khơi nhưng không được bị sóng nhấn chìm hoặc đánh dạt vào bờ gây thiệt hại lớn. 
 
Với những ngư dân vùng bãi ngang ven biển, trước mùa biển động, các ngư dân thường làm những cây chà bằng lá dừa gần bờ để mùa biển động cá vào trú ngụ. Chỉ cần đưa ghe ra vào cây chà là có thể câu cá. "Nhiều khi "trúng mánh" thu bạc triệu chứ chẳng ít, còn không thì cũng kiếm được vài trăm nghìn nên ngư dân ai cũng ham"- lão ngư Huỳnh Thanh Hòa cho biết.
 
Hiểm nguy rình rập
 
Đánh cá mùa biển động dù lượng cá nhiều và bán được giá,  song rủi ro cũng không ít. Những chiếc ghe của ngư dân là ghe nan có công suất 8-15 mã lực nên trước những cơn sóng dữ trong mùa biển động, những chiếc ghe nan bé nhỏ dường như "quá sức". Và chuyện tai nạn trong những lần ra khơi là điều khó tránh khỏi.
 
Từng suýt bỏ mạng ngoài biển, ngư dân Nguyễn Mới ở xã Đức Chánh bàng hoàng kể lại: Mới đây, ghe chúng tôi vừa ra khỏi bờ được hơn chục mét thì gặp liên tiếp những sóng lớn khiến ghe chúng tôi lạc tay chèo. Ghe chao đảo, nước tràn vào và chiếc ghe từ từ chìm dần. "Cũng may là gần bờ, chúng tôi lập tức nhảy xuống biển và bơi vào bờ, chứ nếu xa bờ thì hậu quả khó lường"- ông Mới cho hay. Vụ tại nạn lấy của ông Mới chiếc ghe và toàn bộ ngư lưới cụ, nhưng theo ông Mới, là ông vẫn còn may vì giữ được mạng sống. 
 
Kém may mắn hơn ông Mới, mới đây vào đầu tháng 12.2013, vụ tai nạn trong chuyến ra khơi đánh bắt, sóng dữ đã cướp đi mạng sống của ngư dân Nguyễn Thu (47 tuổi) ở thôn Đạm Thủy Nam xã Đức Minh. Ông Trần Duy Khánh (54 tuổi), 1 trong 5 người cùng đi trên chiếc ghe ngư dân Nguyễn Thu gặp nạn kể lại: Đang trên đường ra khơi để đánh bắt cá thì ghe của chúng tôi gặp một đợt sóng lớn làm chiếc ghe tròng trành, hất văng anh Thu đang ngồi sát mép ghe rơi xuống biển. Sau đó, mọi người còn lại trên ghe, cố gắng tìm kiếm nhưng không thấy. Ngay lập tức, gia đình và chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm nhưng vẫn không tìm được xác anh Thu.  Mãi đến 3 ngày thì phát hiện xác anh trôi dạt vào bờ, cách điểm xảy ra tai nạn hơn 5km…
 
Kể đến đây, giọng ông Khánh nghẹn lại: “Anh em gắn bó đi biển với nhau từ bao nhiêu năm nay, bị sóng biển quật không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào cũng thoát nạn. Vậy mà bây giờ biển đã cướp đi mạng sống của anh…”.
 
 
"Đời ngư phủ vùng bãi ngang là vậy, mùa biển động năm nào cũng có những tai nạn xảy ra, nhẹ thì cũng mất tài sản, nặng thì thiệt hại về người. Nhưng đó là chuyện thường. Đã chấp nhận gắn liền với biển thì phải bám trụ với nghề, chứ nếu không ra khơi lấy gì mà sống. Dẫu biết ra khơi mùa này thường gặp nhiều bất trắc nhưng vì miếng cơm nên họ phải liều mình vậy thôi ”- vừa nói ngư dân Nguyễn Mới vừa nhìn xa xăm ra phía biển, nơi những con sóng bạc đầu cuộn tròn như muốn nhấn chìm tất cả những gì nó đi qua và cũng là nơi nuôi hy vọng những mẻ cá đầy, sau những chuyến ra khơi vật lộn với sóng dữ. 
Báo Quảng Ngãi, 26/12/2013
Đăng ngày 28/12/2013
Bài ảnh: Bảo Ngọc
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:56 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:56 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:56 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:56 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:56 14/01/2025
Some text some message..