Bất cập việc đánh bắt tôm hùm con ở cảng Chân Mây

Gần đây, nhiều hộ đã thả đáy, rớ… đánh bắt trong luồng tàu và khu neo tàu cảng Chân Mây, làm ảnh hưởng an toàn hàng hải.

Ngư dân đánh bắt tôm hùm gần những tàu lớn ra vào cảng quốc tế Chân Mây (Ảnh: Dantri.com.vn)
Ngư dân đánh bắt tôm hùm gần những tàu lớn ra vào cảng quốc tế Chân Mây (Ảnh: Dantri.com.vn)

Nhiều năm nay, “mỏ” tôm hùm con ở khu vực cảng Chân Mây giải quyết công ăn việc làm cho hằng trăm hộ dân ven biển xã Lộc Vĩnh. Bình quân một đêm mỗi hộ đánh bắt tôm hùm con thu lợi từ 1-2 triệu đồng, hộ nào trúng thu hơn 10 triệu đồng. Các thương lái đến mua tôm hùm con tận ngoài biển. Thời điểm này, có hơn 140 hộ ngư dân ở xã Lộc Vĩnh thả rớ, đáy... đánh bắt tôm hùm con ở khu vực quanh cảng Chân Mây.

Ông Nguyễn Quang Chính, Trưởng thôn Phú Hải 1, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc cho biết: Khi diện tích đất sản xuất trên địa bàn xã Lộc Vĩnh bị thu hẹp bởi các dự án của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, thì nghề đánh bắt tôm hùm con là cứu cánh cho người dân ở đây. Mùa đánh bắt tôm hùm con diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Tuy thời gian đánh bắt ngắn, nhưng người dân thu lợi khá cao.

Hiện nay tôm hùm bông con có giá 215.000-220.000 đồng tùy theo con. Có đêm trong nhà hai anh em, đặt khoảng 5 cái đáy, sáng ra mua được chiếc xe 18 triệu.

Ông Bùi Ngọc Ga, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, tôm hùm con xuất hiện nhiều ở khu vực quanh cảng Chân Mây khoảng 10 năm trở lại đây. Do đây là vùng nước kín gió, nên tôm hùm con vào ẩn núp. Đánh bắt tôm hùm con là bài toán thoát nghèo cho nhiều hộ dân ở xã Lộc Vĩnh. Tuy vậy, nhiều hộ dân vì lợi nhuận cao đã thả rớ, đáy đánh bắt tôm hùm con trong luồng lạch tàu thuyền ra vào cảng Chân Mây, gây cản trở giao thông và an toàn hàng hải. Trong những năm qua chính quyền xã đã tịch thu hàng trăm đáy, rớ đánh bắt vi phạm  của ngư dân.

Ông Bùi Ngọc Ga, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết thêm: Con giống này do ở đây có gềnh đá ngầm, khi cảng Chân Mây có bồi cái nền đất tạo thành cái bãi bồi, cho nên khi con tôm hùm bông di trú từ bãi đẻ ngoài biển vào trú ẩn thì bà co ngư dân tiến hành khai thác. Khi cơn bão số 6 năm 2006, cảng Thuận An bồi lấp thì lượng tàu vào cảng Chân Mây rất dày, cho nên ảnh hưởng rất lớn luồng lạch, có nhiều tàu bị mắc lưới.

Năm 2012, nhờ sự  vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình ngư dân vi phạm thả  đáy, rớ  đánh bắt tôm hùm con trong khu vực luồng lạch chạy tàu ở cảng Chân Mây  đã giảm. Tuy nhiên, từ sau Tết nguyên đán Quý Tỵ, đã tái diễn tình trạng đánh bắt vi phạm trong luồng lạch chạy tàu, ảnh hưởng đến an toàn của tàu thuyền ra vào cảng..

Ông Trần Văn Chương, Trưởng Phòng Kế hoạch- Khai thác, Công ty Trách nhiệm hữu hạn cảng Chân Mây cho biết: Trong năm vừa rồi, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, phần lớn đã xử lý được vấn đề đáy lưới làm ảnh hưởng tàu bè ra vào trên cái luồng.

Thỉnh thoảng vẫn còn chưa phải triệt để lắm, cho nên vấn đề này các cơ quan ban ngành có tiếng nói thêm để cho triệt để hơn, tránh gây thiệt hại cho tàu bè ra vào cảng, cũng như doanh nghiệp cảng.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ thị nghiêm cấm đánh bắt hải sản trái phép trong phạm vi luồng tàu cảng Chân Mây, trường hợp vi phạm sẽ phạt nặng. Chính quyền địa phương tiến hành tuyên truyền vận động ngư dân chấp hành quy định; đồng thời phối hợp với cảng Chân Mây thông báo cho tàu, thuỳen ra vào cảng để tránh thiệt hại. /.

Đánh bắt tôm hùm con ở khu vực quanh cảng Chân Mây là nghề thu lợi nhuận khá cao của người dân xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều hộ đã thả đáy, rớ… đánh bắt trong luồng tàu và khu neo tàu cảng Chân Mây, làm ảnh hưởng an toàn hàng hải ở đây.

Lê Hiếu/VOV-Miền Trung
Đăng ngày 04/03/2013
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:58 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:58 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:58 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:58 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:58 27/11/2024
Some text some message..