Bến Tre: Ðộ mặn đột ngột tăng cao

“Hiện độ mặn trên các sông chính trong tỉnh đột ngột tăng ở mức rất cao và xâm nhập sâu. Trước nguy cơ thiệt hại do mặn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động, tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nguyễn Khánh Hoan nhận định.

Trữ nước ngọt.
Người dân chủ động trữ nước ngọt để ứng phó với hạn mặn. Ảnh: Phan Hân

Tăng đột ngột và xâm nhập sâu

Theo thông tin dự báo của Ðài Khí tượng thủy văn tỉnh, độ mặn xâm nhập sâu nhất có khả năng xuất hiện trong các ngày 11 đến 14-12-2019 và ở mức xấp xỉ sâu hơn thời điểm tháng 2-2016. Trên sông Cửa Ðại, kênh Giao Hòa - An Hóa (xâm nhập mặn từ sông Cửa Ðại vào sông Ba Lai), độ mặn xâm nhập sâu nhất xuất hiện trong các ngày 11 và 12-12-2019 và ở mức xấp xỉ năm 2015 và tháng 2-2016.

Cụ thể, độ mặn cao nhất đo được tại các trạm vào cuối ngày 11-12-2019, độ mặn 4 ‰ trên sông Cửa Ðại xâm nhập đến xã Quới Sơn (Châu Thành), cách cửa sông 47km; trên sông Hàm Luông xâm nhập đến xã Tiên Thủy, Tiên Long (Châu Thành), ấp Thanh Xuân, xã Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc) vị trí cách cửa sông khoảng 58 - 60km; trên sông Cổ Chiên xâm nhập đến xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc), Hưng Khánh Trung A (Chợ Lách) cách cửa sông 57 - 59km. Cấp độ rủi ro thiên tai do mặn xâm nhập cấp độ 2.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nguyễn Khánh Hoan đánh giá, hiện độ mặn trên địa bàn tỉnh lên rất cao, vượt hơn năm 2015-2016. Thời điểm mùng 1 Tết 2016, tại Mỹ Hóa 3,4 ‰ nhưng hiện tại Mỹ Hóa đo được 4,4 ‰. Với số liệu này cho thấy, nước mặn vô sớm 1 tháng rưỡi so với đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Hiện nay, Nhà máy nước Sơn Ðông (TP. Bến Tre) và An Hiệp (Châu Thành) không lấy nước từ sông mà đang bơm lấy nước ngọt từ trạm Cái Cỏ (Tân Phú, Châu Thành) để cung cấp cho người dân.

Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, trong những tháng tiếp theo mùa khô 2019-2020, dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong về đồng bằng có khả năng ở mức thấp kỷ lục do đó tình hình mặn xâm nhập sẽ tiếp tục diễn biến rất nghiêm trọng, gay gắt, mặn xâm nhập trên diện rộng và kéo dài. Trong đó, tỉnh được dự báo sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt ngay từ tháng 1-2020.

Khẩn trương ứng phó

Sau khi cảnh báo của ngành chức năng từ tháng 8-2019, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn tỉnh thường xuyên đo độ mặn trên các sông, kênh và chia sẻ trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo…; chủ động trữ nước mưa, nước ngọt. “Gần tuần lễ nay, rất nhiều hộ dân đã chủ động liên hệ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để hỏi thăm và mua dụng cụ đo độ mặn. So với năm 2015-2016, người dân đã có động thái cảnh giác rất tốt”. ông Nguyễn Khánh Hoan cho hay.


Người dân trữ nước ngọt sẵn sàng ứng phó mùa khô. Ảnh: Phan Hân

Tại vùng nhạy cảm trồng cây ăn trái như Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, người dân đã thuê thợ khoan giếng sâu trên 100m để chuẩn bị nguồn nước phục vụ tưới tiêu khi hạn mặn xuất hiện. Hiện nay, đa số hộ dân có ý thức chủ động ứng phó, phòng chống mặn. Tại Chợ Lách, sau thiệt hại nặng nề do mặn xâm nhập vào năm 2016, nhận thức của người dân đã có những chuyển biến, tuy nhiên do tình hình mặn năm nay diễn biến khó lường nên huyện sẽ đứng trước nhiều nguy cơ.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách TS. Bùi Thanh Liêm, địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới vào mùa khô năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ hoa kiểng Tết. Khả năng các giải pháp ứng phó mặn xâm nhập hiện tại như đóng nắp cống, trữ nước ngọt trong kênh mương có nguy cơ không đạt hiệu quả do nước nguồn đang thiếu làm cho độ mặn xâm nhập có nguy cơ hòa tan, thấm vào đất gây ảnh hưởng nặng.

Nhằm tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó phù hợp với dự báo tình hình nguồn nước, mặn xâm nhập có nguy cơ diễn biến hết sức bất lợi, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề nghị các ngành có liên quan và địa phương khẩn trương, chủ động tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác phòng chống, ứng phó mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020.

Trong đó, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống bờ bao cục bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa, khắc phục ngay những vị trí không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt; khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm nước, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập: đắp đập tạm, bờ bao cục bộ… để ngăn mặn, trữ ngọt.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Phạm Anh Linh, huyện tuyên truyền cho người dân nguyên tắc cơ bản nhất hiện tại là phải tuyệt đối tuân thủ, không được tưới trước khi đo độ mặn. Về giải pháp lâu dài cho mùa khô năm nay là phải trữ nước để bảo vệ sản xuất.

Ông Nguyễn Khánh Hoan đặc biệt lưu ý, các huyện khu vực thượng nguồn (Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc…) tổ chức đo kiểm tra độ mặn khi có diễn biến gay gắt để kịp thời khuyến cáo người dân lấy nước tưới cho phù hợp, hạn chế xảy ra thiệt hại; chỉ đạo đài truyền thanh của địa phương thường xuyên cập nhật, thông tin về diễn biến tình hình mặn xâm nhập để người dân biết, ứng phó; chuẩn bị phương án huy động phương tiện của các doanh nghiệp, người dân: xà lan, ghe, xe các loại… để vận chuyển nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

“Sắp tới, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ban chỉ huy đi thực tế các huyện để kiểm tra việc ứng phó của người dân, đặc biệt vùng nước ngọt (do chưa có nhiều kinh nghiệm) để kịp thời có những chỉ đạo thực hiện ứng phó hiệu quả trước nguy cơ tình hình mặn xâm nhập tăng cao đột ngột. Trước nguy cơ thiệt hại do măn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”, ông Nguyễn Khánh Hoan lưu ý.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nguyễn Khánh Hoan cho biết: Tài khoản Thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Bến Tre trên facebook là trang thông tin chính thống do Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh quản lý theo đề nghị của Tổng cục Phòng chống thiên tai. Trang cập nhật liên tục thông tin mới về tình hình hạn mặn, chính quyền địa phương, người dân có thể truy cập để chủ động lấy, trữ nước vào thời điểm thích hợp phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 13/12/2019
Phan Hân - Thanh Ðồng
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:18 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 16:18 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 16:18 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:18 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 16:18 18/12/2024
Some text some message..