Bên trong ruột mỗi con rùa biển đều có chứa hạt vi nhựa

Nghiên cứu được thực hiện trên 102 con rùa biển thuộc cả 7 giống loài khác nhau trên khắp Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải cho thấy trong cơ thể của mỗi con đều có chứa các hạt tổng hợp, trong đó bao gồm cả hạt vi nhựa.

Một con rùa biển bị mắc lưới đánh cá

Sau khi tiến hành kiểm tra tổng cộng 102 con rùa biển thuộc cả 7 giống loài khác nhau trên khắp Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Địa Trung Hải; các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Đại học Exeter và Plymouth, cùng với Phòng thí nghiệm nghiên cứu Greenpeace (Anh), phát hiện thấy trong cơ thể của mỗi con đều có chứa các hạt tổng hợp, trong đó bao gồm cả hạt vi nhựa.

Những mảnh vụn này được lấy ra từ dạ dày của một con rùa xanh. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của các sợi dây cao su và những mảnh bóng bay​

Cụ thể, hơn 800 hạt tổng hợp được tìm thấy trong ruột các con rùa và các nhà nghiên cứu cho rằng con số thực thậm chí có thể nhiều hơn gấp 20 lần bởi chỉ một phần ruột của chúng được thử nghiệm. “Sự hiện diện ngày càng lan rộng của các hạt và sợi vi nhựa khiến cho mức độ nghiêm trọng của môi trường biển trở nên gia tăng. Chúng ta cần có những hành động kiên quyết và triệt để nhằm đối phó với hiện trạng lạm dụng nhựa”, Brendan Godley, giáo sư môi trường đang công tác tại Đại học Exeter, khẳng định.

Được biết, để tiến hành nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm dựa trên xác của những con rùa đã chết hoặc vô tình mắt kẹt vào lưới của ngư dân. Những địa điểm diễn ra nghiên cứu nằm ở Bắc Carolina, miền Bắc nước cộng hòa Síp và Queensland (Úc). Không riêng gì rùa biển, hạt tổng hợp từng được tìm thấy trong cơ thể tất cả các loài động vật, kể cả trong phân con người. Nguồn phát tán phổ biến nhất của các loại hạt này được cho là từ lốp xe, thuốc lá, quần áo và thiết bị đánh cả, chẳng hạn như dây thừng và lưới.

Emily Duncan thuộc Trung tâm Sinh thái và Bảo tồn của Đại học Exeter, người đứng đầu nghiên cứu cho rằng hiện vẫn chưa rõ tác động của việc ăn các hạt vi nhựa đến cơ thể những con rùa, bởi theo lẽ thông thường, các hạt này có thể đi qua ruột động vật mà không gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, xem xét xem việc đưa những hạt vi nhựa vào người có phải là một cách thức để truyền virus hoặc các vấn đề khác hay không cũng là thứ mà các nhà nghiên cứu sẽ phải phân tích kỹ hơn trong thời gian tới.

"Chúng có thể mang theo chất gây ô nhiễm, vi khuẩn hoặc virus vả ảnh hưởng đến rùa biển ở cấp độ tế bào hay dưới tế bào”, bà Emily cho biết. Một trong những mối đe dọa tiềm ẩn của vi nhựa chính là sự lây lan của “các chất độc hóa học khác thông qua chuỗi thức ăn”. Một thông tin khác mà nghiên cứu cung cấp được chính là ước tính hiện nay, có khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn chất thải nhựa có nguy cơ thâm nhập vào các đại dương của thế giới hàng năm, đồng nghĩa với việc lúc bấy giờ, sẽ có khoảng 5 nghìn tỷ mảnh nhựa sẽ lênh đênh trên bề mặt nước biển.

CNN
Đăng ngày 10/12/2018
TinhTe.Vn
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:55 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:55 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:55 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:55 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:55 25/11/2024
Some text some message..