Bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và công nghệ nuôi tôm nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus - WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.

bệnh đốm trắng
Bệnh đốm trắng thường xuất hiện ở tôm nuôi vào đầu mùa hè

Riêng năm 2014, theo số liệu của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh đốm trắng đã xảy ra tại 250 xã, 68 huyện thuộc 22 tỉnh, thành phố trong cả nước, trải dọc theo chiều dài đất nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau. So với năm trước, tuy số các địa phương để xảy ra bệnh đốm trắng giảm nhưng diện tích nuôi tôm bị bệnh lại tăng gần gấp đôi, lên tới hơn 22.600 ha, chiếm 3,33% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước - trong đó có hơn 13.300 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, cùng với hơn 9.200 ha nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.

Qua theo dõi, nhận thấy bệnh đốm trắng xảy ra trong năm qua ở cả 2 loài tôm nuôi chính là tôm chân trắng và tôm sú, với độ tuổi từ 10 đến 110 ngày sau khi thả giống. Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh này nhiều hơn, chiếm khoảng 60% số diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng.

Trong năm 2014, đã có 3 tỉnh công bố dịch là Sóc Trăng, Nghệ An và Quảng Ninh. Sóc Trăng cũng là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 11.000 ha nuôi tôm bị bệnh, chiếm gần nửa số diện tích nuôi bị bệnh đốm trắng trong cả nước.

Các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản cho biết, bệnh đốm trắng thường xuất hiện ở tôm nuôi vào mùa xuân và đầu mùa hè khi khí hậu, thời tiết thay đổi nhiều như sự biến thiên quá lớn của biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dẫn đến tôm bị sốc và dễ nhiễm bệnh.

Bệnh đốm trắng được chia làm 2 dạng: dạng 1 là bệnh cấp tính thường làm cho tôm nuôi - nhất là các loài tôm thuộc giống tôm he (Penaeus) - bị chết hàng loạt với tỷ lệ cao trong vòng vài tuần; dạng 2 là bệnh tiềm ẩn, tồn tại độc lập trong các loài thuộc giống tôm càng xanh (Macrobrachium), các loài cua và tôm hùm sống trong tự nhiên và thường không có dấu hiệu bệnh lý.

Vi-rút gây bệnh đốm trắng phân bố rộng ở những vật chủ khác nhau, không chỉ ở một số loài thuộc giống tôm he mà còn ở nhiều loài khác trong bộ Mười chân (Decapoda) như cua, ghẹ, tôm hùm... Điều này rất nguy hiểm do có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan rộng rãi bệnh trong môi trường. Bệnh lan truyền chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn và rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc.

Trong 3 năm gần đây, nhóm cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện đề tài "Bước đầu nghiên cứu, sản xuất tolerine có khả năng hạn chế lây lan của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm sú nuôi thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long". Kết quả đã tạo ra được dòng nấm men có mang gen VP28 của virus gây bệnh đốm trắng có khả năng sản sinh protein VP28 dùng làm tolerine phòng bệnh đốm trắng cho tôm sú. Tolerine được xác định có tính an toàn 100% và bước đầu cho thấy có khả năng bảo vệ tôm sú nuôi trước bệnh đốm trắng, tuy không được toàn phần.

Hiện nay, đề tài đang tiến hành xác định thời gian và số lần cho ăn tolerine thích hợp để tolerine có hiệu quả bảo vệ cao nhất đối với tôm, đồng thời cũng xác định hiệu quả của tolerine trong việc hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm nuôi.

Trước tình hình diện tích nuôi tôm sú bị bệnh đốm trắng tăng nhiều, trong vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Trong quá trình nuôi tôm, cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi để duy trì pH, tăng độ kiềm; các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi... Bên cạnh đó, rất chú trọng khâu nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc sử dụng các biện pháp quản lý chăm sóc tốt, dùng thức ăn chất lượng cao để nuôi tôm, cho tôm ăn bổ sung các loại enzym, vitamin, chất khoáng vi lượng nhằm giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa và sức đề kháng với bệnh.

Việc áp dụng các quy trình nuôi tôm tiên tiến - trong đó có quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học và quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc có tác dụng rất lớn nhằm phòng, chống bệnh đốm trắng cho tôm nuôi.

Quy trình nuôi tôm dùng chế phẩm sinh học do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, theo đó, trong quá trình nuôi có dùng các loại chế phẩm vi sinh (có tên trong Danh mục được Bộ cho phép sử dụng) để làm sạch môi trường nước ao nuôi, đồng thời bổ sung các loại men tiêu hóa vào thức ăn và cho tôm ăn hàng ngày với lượng phù hợp. Định kỳ hàng tháng trong suốt vụ nuôi, cho tôm ăn thêm các loại vitamin A, C, D, E và bổ sung các chất khoáng vi lượng vào ao nuôi.

Quy trình nuôi tôm theo công nghệ biofloc là quy trình ứng dụng công nghệ biofloc để nuôi tôm thâm canh. Công nghệ biofloc dựa trên nguyên lý bổ sung một tỷ lệ phù hợp nguồn cacbon làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng với nguồn nitơ có sẵn trong nước ao nuôi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển ưu thế trong ao nuôi. Công nghệ biofloc giải quyết được 2 vấn đề trong quá trình nuôi, đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi sinh vật dị dưỡng xử lý nước ao nuôi, và sử dụng tập hợp các biofloc làm nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng bổ sung tại chỗ cho tôm nuôi. Khi nuôi tôm theo công nghệ biofloc, người nuôi không cần thiết phải xây dựng hệ thống lọc sinh học phụ trợ vì các quá trình vi sinh giúp khử độc tính của các hợp chất chứa nitơ đều diễn ra ngay trong môi trường nước của hệ thống nuôi, đồng thời cũng không cần dùng các biện pháp khác để khử trùng nước, ví dụ khử trùng bằng khí ôzôn, vì chúng sẽ cản trở hoạt động của vi sinh vật trong nước. Do đó, công nghệ biofloc giúp làm giảm chi phí thức ăn, nâng cao an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự nhiễm bệnh, nhất là các bệnh do virus gây ra cho tôm nuôi như bệnh đốm trắng.

Khuyến nông Việt Nam số 4/2015
Đăng ngày 02/08/2015
Dịch bệnh

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:26 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 15:26 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:26 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 15:26 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 15:26 21/01/2025
Some text some message..