Bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Đục cơ và hoại tử cơ là hai bệnh khá phổ biến ở tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có cách phòng, trị kịp thời và phù hợp.

tôm bị đục cơ
Ảnh minh họa

1. Phân biệt hai loại bệnh:
a. Bệnh đục cơ, cong thân

Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý... dẫn đến đục cơ và cong thân, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ, cong thân.
b. Bệnh hoại tử cơ
Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis-IMNV) do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng giai đoạn 45 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.
2. Cách phòng, trị bệnh
Khi phân biệt được hai loại bệnh sẽ biết được nguyên nhân và đưa ra cách điều trị thích hợp.
Đối với bệnh đục cơ cong thân, nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép. Theo nhiều người nuôi tôm, khi bị bệnh này thì ngày đầu tiên sử dụng khoáng chất lượng tốt tạt xuống ao nuôi lúc 16 - 18h, ngày tiếp theo sử dụng vôi nông nghiệp 30 kg/1.000 m3 nước, dùng lúc 20 - 21h để tránh pH tăng. Đến ngày thứ 3, sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh để cải thiện môi trường và tôm sẽ bắt mồi trở lại.
Một nguyên nhân nữa khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh này là do ảnh hưởng môi trường như ôxy thấp, khí độc cao, nhiệt độ thay đổi. Chài tôm kiểm tra không đúng kỹ thuật cũng có thể khiến tôm bị bệnh này.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung khoáng rất tốt để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Đối với hoại tử cơ, đây là bệnh do virus nên chưa có thuốc đặc trị. Cách phòng trị tốt nhất là vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học để giảm ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh, có thể khử trùng nước định kỳ để giảm virus và vi khuẩn trong ao, sau đó dùng chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh trong ao.
Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tôm khỏe và đề kháng tốt với sự thay đổi môi trường cũng như sự tấn công của dịch bệnh. Luôn đảm bảo lượng ôxy đầy đủ khi nuôi tôm thẻ chân trắng từ 4 mg/l trở lên, nhất là nuôi với mật độ cao./.

Sở NN&PTNT Cà Mau, 25/04/2014
Đăng ngày 28/04/2014
Ks. Diệp Văn Bền (Phòng Khuyến ngư, TT KN - KN)
Dịch bệnh

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:52 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:52 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:52 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:52 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:52 29/03/2024