Bệnh phân trắng trên tôm

Tác nhân gây bệnh và các biện pháp phòng bệnh phân trắng trên tôm.

Bệnh phân trắng trên tôm
Bệnh phân trắng gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm.

Phân trắng (White feces syndrome – WFS) là một vấn đế đáng báo động đối với ngành nuôi tôm công nghiệp các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và cả ở Trung Quốc, Ấn Độ.

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2008) cho thấy bệnh phân trắng không lây lan thành dịch mà xuất hiện tập trung ở một số ao nuôi thâm canh có mật độ cao và nuôi theo quy trình ít thay nước. Ngoài ra bệnh còn tùy thuộc vào mùa vụ, bệnh có thể xuất hiện tập trung trên vùng tương đối rộng và gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm.

Dấu hiệu của bệnh phân trắng trên tôm thường là sự xuất hiện của các sợi phân màu trắng nổi trên bề mặt ao hoặc bể nuôi. Tôm bị nhiễm có biểu hiện ruột sau có màu trắng, đi kèm theo là giảm ăn và tăng trưởng chậm. Theo Kathy F. J. Tang và ctv (2016), tôm bị nhiễm bệnh phân trắng cho FCR lên đến 2,5-3,0 so với 1,4 – 1,7 là FCR của tôm khỏe mạnh bình thường.

Bệnh phân trắng trên tôm
Sợi phân trắng nổi trên mặt nước của ao tôm bị bệnh.

Tác nhân gây nên bệnh phân trắng trên tôm

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tôm bị phân trắng có nhiều tác nhân có thể gây ra, bao gồm kí sinh trùng, vi khuẩn và virus,...

Kí sinh trùng

Trên mô mang của tôm có nhiều khu vực tổn thương, bị biến đổi cấu trúc làm bong tróc lớp kitin bao bọc bên ngoài và trên lớp tế bào biểu mô mang xuất hiện nhiều không bào do nhiễm Zoothamnium sp và Epistylis sp. Một số sinh vật bám có thể sản sinh độc tố gây ra tổn thương mang (Lightner 1996). Ngoài ra còn thấy các vật chất hữu cơ nằm xen giữa các sợi mang có tác hại làm cản trở quá trình trao đổi khí. 

Nhóm trùng hai tế bào Gregarine cũng được tìm thấy trên tôm sú thu từ ao có dấu hiệu phân trắng. Tổn thương do nhóm trùng hai tế bào này gây ra là sự hoại tử lớp niêm mạc ruột giữa, gây xuất huyết và đào thải tế bào biểu mô ruột giữa.

Vi khuẩn

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2006 khi sưu tập và phân lập vi khuẩn từ mẫu thủy sản nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho biết các loài vi khuẩn Vibrio (V. navarrensis, V. hollisae, V. vulnificus, V. cholerae) là những loài được phân lập từ mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng. Trong nghiên cứu này tỉ lệ nhiễm vi khuẩn trên mẫu gan tụy tôm sú bị bệnh phân trắng là cao (40,87%), cũng thấy sự có mặt của Vibrio.

Ngoài ra, một số vi khuẩn hình cầu cũng bắt gặp gây hoại tử, nhưng cũng có đợt thu mẫu lại phân lập được trực khuẩn ngắn, kiểu hoại tử cũng không giống nhau ở các đợt thu mẫu khác nhau và ở các vùng khác nhau. Do đó vi khuẩn có thể coi là nhóm tác nhân cơ hội, khi tôm bị bệnh cơ thể yếu sẽ xâm nhập và tấn công, gây đáp ứng miễn dịch.

Bệnh phân trắng trên tôm
Dấu hiệu chung của tôm nhiễm bệnh phân trắng (theo Siriporn Sriurairatana và ctv, 2014)

Vi bào tử trùng (EHP)

Nguyễn Thị Hà et al. (2011) phát hiện vi bào tử trùng với tỉ lệ nhiễm cao trên gan tụy của những mẫu tôm bệnh phân trắng thu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Ninh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau từ năm 2009 đến 2010. Kết quả phân tích trình tự gen SSU rRNA cho thấy chúng có 98% đồng dạng với trình tự gen với loài vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei nên nhóm tác giả này kết luận vi bào tử trùng E. hepatopenaei có liên quan đến bệnh phân trắng ở tôm sú.

Vi bào tử trước đây được báo cáo gây bệnh đục thân hay bệnh tôm bông, tác nhân gây bệnh gồm 3 giống Ameson, Pleistophora và Agmasoma (Đỗ Thị Hòa và ctv., 2004). Tuy nhiên cơ quan đích của 3 giống vi bào tử này là cơ, không kí sinh trên cơ quan gan tụy như dạng vi bào tử trùng bắt gặp trong mẫu tôm sú bị bệnh phân trắng. Một nghiên cứu về hội chứng còi (MSGS) trên tôm sú nuôi ở Thái Lan cũng báo cáo về một loại vi bào tử trùng có kích thước 1,48×0,82µm là một trong những tác nhân có mặt trên tôm mắc hội chứng này.

Vi bào tử có mặt trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô ống gan tụy, có thể giả định cơ chế gây bệnh của loại tác nhân này là chúng kí sinh trong các tế bào dự trữ, nếu nặng có thể gây bong tróc các loại tế bào này, qua đường tiêu hóa, các chất dự trữ được thải vào ruột, gây hiện tượng phân trắng. Các biến đổi do loại vi bào tử trùng này cùng dạng với vi bào tử trên tôm sú bị bệnh phân trắng, được định danh là Enterocytozoon hepatopenaei (Tourtip và ctv., 2009). Loài vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm bị bệnh phân trắng là loài vi bào tử gây hội chứng còi tại Thái Lan.

vi bò tử trùng trên tôm
Vi bào tử trùng gây bệnh trên tôm.

Virus HPV và MBV

Virus HPV và MBV là 2 loại virus gây hội chứng tôm còi, cơ quan đích của chúng là gan tụy. Tôm bị nhiễm 2 loại vi-rút này cũng có đặc điểm gan tụy bị teo nhỏ và trắng như tôm bị bệnh phân trắng (Lightner, 2003). Nguyễn Khắc Lâm, 2004 và Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2008 khi nghiên cứu về hội chứng phân trắng teo gan cũng đã khẳng định sự có mặt của HPV và MBV trên cơ quan gan tụy nhưng với tỉ lệ nhiễm tương đối thấp 19,17% với HPV và 9,17% với MBV (Nguyễn Khắc Lâm, 2004); 25,41% với HPV và 12,7% với MBV. Trong nghiên cứu này tỉ lệ nhiễm HPV và MBV là 20% và 13,91% kết hợp với kết quả gây nhiễm nhân tạo và so với mẫy tôm thu không bị bệnh phân trắng thì 2 loài vi-rút này không phải là tác nhân chính gây bệnh phân trắng.

Các biện pháp phòng bệnh phân trắng trên tôm

Các biện pháp phòng bệnh phân trắng trên tôm

  • Dùng kĩ thuật sinh học phân tử PCR để kiểm tra mầm bệnh trên tôm trước khi thả giống.
  • Khử trùng và vệ sinh toàn bộ hệ thống nuôi nhầm diệt trừ mầm bệnh.
  • Cho tôm ăn cùng với các chất kích thích miễn dịch.
  • Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Tránh mầm bệnh: Thông qua việc chọn giống tôm sạch bệnh SPF, loại trừ những vật chủ có thể mang mầm bệnh trong hệ thống nuôi, vệ sinh nước trước khi cho vào ao nuôi.

Nâng cao điều kiện của vật nuôi thông qua dinh dưỡng tốt và tăng cường đề kháng: Một số các phân tử hóa học như B 1,3 glucans, peptidoglycans, polysaccharides cho thấy khả năng kích thích hệ miễn dịch của tôm.

Nâng cao chất lượng môi trường nước: Môi trường sống có một vai trò quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, sự tăng trưởng và chất lượng của tôm. Hầu hết các bệnh bùng phát bởi sự suy giảm của môi trường nước và đất. Ứng dụng probiotic có khả năng oxy hóa các chất thải hữu cơ và có ích trong nâng cao chất lượng đất và nước trong ao nuôi tôm.

An toàn sinh học: Hệ thống an toàn sinh học được áp dụng trong nuôi trong thủy sản cũng như các quy định và chính sách phòng và kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh. Các yếu tố chủ chốt của an toàn sinh học là chọn nguồn giống đáng tin cậy, có đầy đủ các phương pháp chẩn đoán bệnh để kịp thời loại trừ mầm bệnh, tăng cường quản lý,... 

Đăng ngày 22/12/2020
Duy
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 06:50 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 06:50 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 06:50 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 06:50 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 06:50 12/10/2024
Some text some message..