Bệnh trên cá chim vây vàng

Hiện nay, chúng đã được nuôi thành công ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, sản lượng vẫn còn hạn chế, phần lớn sản lượng được đánh bắt từ tự nhiên ở Việt Nam đối tượng này cũng đã được nuôi ở các tỉnh ven biển Miền Trung.

Cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng thuộc họ Cá khế là một họ cá biển

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) thuộc họ Cá khế (Carangidae), là một họ cá biển, chúng được xếp trong bộ Cá vược (Perciformes).

Tuy nhiên, cá chim vây vàng vẫn còn là đối tượng nuôi mới, đang được khuyến khích nuôi để trở thành đối tượng nuôi chính vì có giá trị kinh tế cao, kích thước cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, lại có hình thái đẹp, thịt thơm ngon, ít xương, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn, đồng thời còn đa dạng hóa đối tượng nuôi các loài cá biển, giảm lượng khai thác từ tự nhiên. Đây là loài cá rộng muối, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt, ưa hoạt động, dễ nuôi, có khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở thủy vực nước lợ và nước mặn.  

Bệnh ký sinh trùng

Các loài ký sinh trùng nhiễm trên cá chim vây vàng gồm có nhóm ký sinh trùng đơn bào gồm Trichodina sp.Cryptocaryon irritans). Các loài thuộc nhóm ký sinh trùng đa bào như Pseudorhabdosynochus sp., Benedenia sp. và 1 loài thuộc nhóm giáp xác là Caligus sp.. Cryptocaryon irritans được biết đến với tên gọi là bệnh đốm trắng, chúng ký sinh gây bệnh nguy hiểm ở hầu hết các loài cá biển và gây thiệt hại nghiêm trọng. Pseudorhabdosynochus sp. gây bệnh trên cá phụ thuộc vào 2 yếu tố, bao gồm mật độ thả cá cao và hệ thống lưới lồng, do loài ký sinh trùng này có khả năng lây lan trực tiếp từ cá này sang cá khác, khi cá thể thành thục đẻ trứng nở ra và bám ngay ở ký chủ để sinh trưởng và phát triển, vì vậy mật độ cá nuôi cao là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng phát triển và lưới lồng là chất nền phù hợp nhất của ký sinh trùng vướng và bám vào.

Dấu hiệu cá nhiễm ký sinh trùngDấu hiệu bệnh đối với cá nhiễm bệnh do ký sinh trùng

Dấu hiệu bệnh đối với cá nhiễm bệnh như cá bị cụt vây đuôi, vây lưng; màu sắc trên thân cá không đồng đều, mất nhớt; cá bị xuất huyết gốc vây hậu môn; cá lở loét; cá bị xuất huyết gốc vây ngực. 

Bệnh đốm trắng nội tạng

Bệnh đốm trắng nội tạng được xác định do vi khuẩn thuộc giống Nocardia với tên là Nocardia Like Bacteria. Vi khuẩn hình que, Gram dương và kháng acid, dài từ 2-10 µm, phân nhánh và thường gãy thành các đoạn ngắn.

Bệnh đốm trắng nội tạng ở cáCá nhiễm bệnh xuất hiện nhiều nốt phồng rộp nhỏ dưới da

Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài như có các biểu hiện trên bề mặt cơ thể cá bệnh xuất hiện nhiều nốt phồng rộp nhỏ dưới da, khi các nốt phồng này vỡ ra và tạo nên các thương tổn màu xám, nhỏ. Mang cá bệnh tiết rất nhiều dịch nhầy, làm các tơ mang dính bết vào nhau, một vài tổn thương hoại tử trên mang. Dọc theo cột sống của một số con bị bệnh có 1 hay nhiều khối u nằm dọc cột sống, khi khối u có kích thước lớn đã làm cơ thể cong gập, dị dạng. Khi giải phẫu những con cá bệnh, các đốm trắng nhỏ đã được quan sát thấy trên và trong một số nội tạng như thận, gan và tỳ tạng.

Dấu hiệu bệnh lý bên trongDấu hiệu bệnh lý bên trong đặc trưng như nội tạng (gan, thận, tỳ tạng) có nhiều u hạt nhỏ, màu trắng, các cơ quan này bị sưng, xuất huyết

Khả năng gây độc của chủng Nocardia spp. đối với cá chim vây vàng là khá cao. Cụ thể, khi cá cảm nhiễm với vi khuẩn Nocardia spp. ở liều càng cao thì cá bị chết càng sớm và đạt tỷ lệ chết 100% nhanh hơn. Khi cá cảm nhiễm ở mặt số vi khuẩn 105, 106, 107, 108 CFU/mL thì cá bắt đầu chết vào ngày thứ 5 sau cảm nhiễm và đạt đến tỷ lệ chết 100% theo ở các ngày thứ 12, 11, 10 và 8 tương ứng. Cá cảm nhiễm ở mặt số 104 CFU/mL, chỉ bắt đầu chết vào ngày thứ 7 và chết 100% vào ngày thứ 13 sau khi cảm nhiễm. Chỉ số gây chết 50% LD50 của vi khuẩn này đã được xác định sau 8 ngày cảm nhiễm là 1,78 x 104 CFU/mL.  

Đăng ngày 14/12/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 18:29 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 18:29 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 18:29 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 18:29 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 18:29 26/04/2024