Bệnh xuất huyết do vi khuẩn trên cá hồi vân

Tình hình nuôi cá hồi thời gian đầu ở các tỉnh như Lâm Đồng, Lào Cai, Sapa... rất phát triển, tuy nhiên thời gian gần đây nghề nuôi có dấu hiệu chững lại do tình hình dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là bệnh xuất huyết gây ảnh hưởng nhiều đến người nuôi.

Bệnh xuất huyết gây ảnh hưởng nhiều đến nghề nuôi cá hồi vân.
Bệnh xuất huyết gây ảnh hưởng nhiều đến nghề nuôi cá hồi vân.

Nghiên cứu được tiến hành để phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá hồi tại Lâm Đồng. Thu 60 mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý như lở loét, xuất huyết để phân lập và định danh vi khuẩn. Sau đó cảm nhiễm và ghi lại dấu hiệu bệnh lí và theo dõi tỉ lệ chết.

Dấu hiệu bệnh lí 

Cá bị bệnh có triệu chứng kém ăn, sau đó bỏ ăn, bơi chậm trên tầng mặt, màu da sẫm đen hơn cá khỏe. Trên thân cá có vết loét nhỏ hoặc lớn, không có hình dạng nhất định, ăn sâu vào thịt cá, để lộ cơ ra ngoài. Thường xuất huyết tại gốc vây, trên thân, dọc theo đường bên, cá chết rải rác.


Dấu hiệu xuất huyết trên cá hồi vân.

Giải phẫu những cá bị bệnh lở loét điển hình, quan sát bên trong, thường thấy gan bầm, hoặc xuất huyết, nội tạng cũng xuất huyết, lá lách đen thẫm, xoang bụng có tích dịch màu vàng. Nếu cá bị bệnh nặng, gan thường nhão ra. Dạ dày và ruột có ít hoặc không có thức ăn. Hậu môn sưng to hoặc xuất huyết. Các cơ quan mềm nhão, hệ thống cơ trong xoang bụng không chặt chẽ. 

Kết quả phân lập được 08 loài vi khuẩn từ các mẫu cá hồi bị xuất huyết bao gồm Aeromonas hydrophyla, Burkholderia cepacia, Edwardsiella tarda, Escherichia vulneri, E. hermanii, Klebsiella pneumoniae, Proteus vulgaris, Stenotrophomonas maltophilia. Trong đó, A. HydrophilaB. Cepacia có tỷ lệ bắt gặp lần lượt là 79,3% và 41,4%; E. TardaP. Vulgaris có tỷ lệ bắt gặp chung là 22,4%; E. VulnerisK. Pneumoniae có tỷ lệ bắt gặp bằng 15,5%; S. MaltophiliaE. Hermanii chỉ được phát hiện ở 3,4% số mẫu (2/58).


Vi khuẩn thu thập từ cá hồi nuôi tại Lâm Đồng: Tiêu bản nhuộm gram vi khuẩn A. hydrophyla (A), vi khuẩn B. Cepacia (B)

Kết quả cho thấy cá bị A. Hydrophila chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Nematollahi et al. (2003) cho thấy có thể bắt gặp A. hydrophila trên cá hồi vân quanh năm, lúc mùa đông có nhiệt độ thấp (7,7 ± 1,4ºC), khi mùa hè với nhiệt độ cao (17,6 ± 4,6ºC). Kayis và cộng sự (2009) thông báo bắt gặp B. CepaciaS. Maltophila trên các mẫu cá hồi vân thu từ 32 trang trại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, B. Cepacia hiện diện ở da, gan, thận và lá lách cá hồi vân trong cả mùa xuân lẫn mùa hè.

Cảm nhiễm với vi khuẩn A. HydrophilaB. Cepacia ở các nồng độ 103, 105, 107 cfu/ml. Đối với vi khuẩn A. Hydrophila cá ở nồng độ 105 cfu/ml, cá chết rải rác, đến ngày cuối cùng tỷ lệ chết tích lũy là 55%. Ở nồng độ 107 cfu/ml, cá chết nhanh, nội quan xuất huyết, cơ nhão, dù bên ngoài chưa có vết loét, tỷ lệ tử vong tích lũy đạt tới 100%, sau 6 ngày.


Tỷ lệ chết tích lũy (của cá hồi) trong thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn A. Hydrophila (bên trái) và B. Cepacia (bên phải).

Cá có những biểu hiện bất thường, dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn, bỏ ăn, nổi lờ đờ, bơi sát thành bể. Ở vết tiêm có dấu hiệu xuất huyết dưới da, sau đó loét ra, ăn sâu vào cơ, loang thành lỗ lớn, hậu môn cá bị sưng to và có dấu hiệu bị viêm, cá yếu dần. Trong khi cá cảm nhiễm với vi khuẩn B. Cepacia sau khi tiêm, cá vẫn bơi lội bình thường. Thời gian phát bệnh đầu tiên ở 2 nghiệm thức tiêm 105 và 107 CFU/ml lần lượt tương ứng là 48 giờ và 32 giờ.

Cá cũng có những biểu hiện bất thường như kém ăn, bỏ ăn, nổi lờ đờ, bơi sát thành bể. Tuy nhiên, biểu hiện không giống như ở thí nghiệm tiêm A. hydrophila, cá bị mất màu ở vị trí vết tiêm và tại đó cấu trúc cơ nhão, hậu môn sưng to, nhưng không thấy xuất huyết. Do đó có thể kết luận bệnh xuất huyết trên cá hồi là do vi khuẩn A. Hydrophila gây ra.

Tổng Hợp
Đăng ngày 07/05/2021
NH
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 01:40 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 01:40 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 01:40 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:40 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 01:40 27/12/2024
Some text some message..