Bí đỏ nhiễm bệnh, nông dân mất tết

Thời điểm này, người dân trồng bí đỏ ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang phải đối mặt với một cái Tết buồn, bởi có hơn 110ha bí bị nhiễm bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng khiến năng suất giảm hơn 70%, nhiều diện tích mất trắng.

Ruộng bí đỏ
Có những ruộng bí cho ra được ít quả nhưng người dân bỏ hoang vì giá cả thấp, càng thu hoạch càng lỗ

Đến với xã Đông, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), nơi có diện tích trồng bí lớn nhất của huyện bị dịch bệnh hoành hành khiến nhiều hộ trồng điêu đứng.

Chị Lê Thị Thu (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) buồn bã nói, gia đình chị có hơn 0,3ha  bí trồng để bán tết, miệt mài chăm sóc hơn 4 tháng trời, bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư với mong muốn có một cái tết no đủ từ vụ bí cuối năm. Tuy nhiên, bí đang sinh sôi phát triển tốt thì từ tháng 10 và tháng 11 không biết dịch bệnh gì cây chết dần, chết mòn rồi lan rộng ra hết diện tích của cánh đồng.


Dịch bệnh khảm lá, phấn trắng khiến 0,3ha bí của gia đình chị Thu không thể ra quả, mất mùa.

“Bắt đầu từ tháng 12, tôi chỉ thu được khoảng 4 tạ bí đỏ . Trong khi vụ mùa năm trước gia đình tôi thu hoạch hơn 4 – 5 tấn gấp 10 hơn 10 lần năm nay. Giờ 4 tạ không đủ tiền công chăm sóc, trả nợ thì tiền đâu mà sắm sửa cho tết”, chị Thu buồn bã nói.

Tương tự, bà Trần Thị Hà (Thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) chia sẻ, nhà chị xuống giống vào tháng 11 với diện tích hơn 1ha. Gia đình chị đã cố chờ, xuống giống muộn hơn mọi người nhằm tránh dịch bệnh tương tự như các cánh đồng khác. Tuy nhiên, hơn 70% diện tích của gia đình vẫn bị nhiễm bệnh.


Bí bị nhiễm bệnh, lá vàng úa, không cho quả.

“Để vớt vát được phần nào vụ mùa này, gia đình tôi đang liên tục tưới nước và sử dụng phân để cho quả nhanh lớn nhằm phục vụ cho dịp tết nguyên đán cuối năm. Nhưng đoán chừng  cũng thu được được 30% tổng diện tích”, chị Hà nói.

Bên cạnh vườn chị Hà, chị Bốn Phêu (thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) có rộng khoảng gần 1ha, bí vẫn ra được ít trái nhưng gia đình chị không thu hoạch mà bỏ hoang, mặc cho bí thối rữa từng ngày.

Theo nhiều người dân trồng bí trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tất cả ruộng bí ở đây đều cùng chung cảnh ngộ. Bí không ra hoa, trái bé, dịch bệnh hoành hành… nhiều nhà thấy càng thu hoạch thì càng lỗ nên bỏ vậy cho bò ăn hoặc chuyển ra trồng lại cây ớt, bắp, mía…


Trước tình hình dịch bệnh hoành hành trên cây bí, có nhiều hộ đã phá bỏ để chuyển sang trồng ớt, ngô...

Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Mai , phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang cho biết, những tháng gần đây, trên địa bàn các huyện Kbang thời tiết thất thường đã tạo điều kiện cho dịch bệnh hoành hành trên thân cây bí. Qua kiểm tra, xác minh dịch bệnh trên cây bí có 2 loại bệnh là bệnh khảm và bệnh phấn trắng. Điều trị bệnh Khảm chỉ cần khi phát hiện, người dân tưới cho sạch lớp sương sớm, đặc biệt là phần dưới của lá. Tuy nhiên, bà con lại có nhiều quan niệm dân gian và dùng không đúng loại thuốc để chữa trị khiến bệnh càng lan rộng. Theo thống kê, chỉ riêng xã Đông đã có hơn 110 ha cây bị nhiễm bệnh. Trong đó, 60ha diện tích cây không ra quả, “mất trắng” và 50ha còn lại đang nhiễm bệnh.

Dân Việt
Đăng ngày 13/01/2020
Văn Hà
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 16:30 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:30 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 16:30 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:30 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 16:30 05/11/2024
Some text some message..