Việc sử dụng kháng sinh nói chung để kiểm soát dịch bệnh đang được thực hiện phổ biến trong nuôi tôm càng xanh. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh đã làm cho mầm bệnh phát triển tính kháng và các biện pháp an toàn thực phẩm được áp dụng cho con người đã làm giảm hoặc hạn chế sử dụng kháng sinh trong thực tiễn nuôi.
Một số hợp chất tự nhiên, như glucan, chitosan và các polysaccharides cùng với một số loại thảo mộc, đã được sử dụng như là các thuốc kích thích miễn dịch và nghiên cứu vai trò của chúng trong kích thích phản ứng miễn dịch ở các loài giáp xác khác nhau, nhưng được nghiên cứu hạn chế trên tôm càng xanh.
Trong một số nghiên cứu, chitin đã được sử dụng như là một chất ức chế miễn dịch và được biết đến để cải thiện tính kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei đối với Vibrio alginolyticus (Wang và Chen, 2005).
Chitin được tạo thành từ các polysaccharides, polymer kết nối β-1,4 mạch thằng của N-acetyl-D-glucosamine, một trong những polysaccharide phong phú nhất trong tự nhiên và là thành phần chung của côn trùng, vỏ ngoài của vỏ động vật giáp xác và các thành tế bào nấm.
Thí nghiệm
Trong nghiên cứu này, các nhà hoa học Ấn Độ xác định hiệu quả của việc sử dụng chitin 0 (đối chứng); 0.5, 0.75 và 1% trong 90 ngày đối với đáp ứng miễn dịch và kháng bệnh trong tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii đối với Nodavirus (MrNV) và (XSV).
Kết quả
Các nhà khoa học đã quan sát thấy phản ứng miễn dịch được tăng cường đáng kể, biểu hiện bởi hoạt động của prophenoloxidase cao hơn và sự tăng cường hô hấp của huyết thanh huyết thanh, trong chế độ ăn chitin 0.75% so với nhóm tôm đối chứng.
Một số biểu hiện miễn dịch của các nhóm tôm ăn các mức độ bổ sung chitin
Điều quan trọng là tỷ lệ sống tương đối (RPS) sau khi thử thách với các virut gây trắng cơ, trắng đuôi (WTD) cho thấy cao hơn đáng kể ở nhóm tôm ăn chế độ ăn chứa chitin 0,75% (63,16%), cho thấy tác dụng tăng khả năng đề kháng với mầm bệnh của tôm.
Kết luận
Những kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung chitin trong chế độ ăn của tôm càng canh tôm sẽ có lợi trong việc tăng cường kích thích phản ứng miễn dịch và do đó phát triển sức đề kháng bệnh trắng cơ trắng đuôi và các mầm bệnh khác.
Theo: B.T. Naveen Kumar, H. Shivananda, Murthy Prakash, Patil, và Pradeep L.Doddamani Rajreddy Patil