Biện pháp phòng và trị bệnh lỏng, trống đường ruột trên tôm thẻ

Tôm lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, trống ruột trên tôm thẻ chân trắng làm tôm ăn yếu, tăng trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, FCR cao, thương lái ép giá khi mua,… luôn là nỗi canh cánh trong lòng bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
Thời tiết tác động rất lớn đến môi trường nước nuôi tôm. Ảnh: mitcor

Trước diễn biến thất thường của thời tiết, những ngày nắng mưa đột ngột,… tác động rất lớn đến môi trường nước nuôi tôm. Thông số môi trường luôn biến động đã gián tiếp làm tôm tăng trưởng chậm. 

Gần đây, trên địa bàn huyện Hòa Bình, Bạc Liêu, hầu hết các ao, hồ, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao giai đoạn nuôi 40 - 45 ngày trở đi thường xuyên xảy ra hiện tượng tôm bị lỏng đường ruột, thức ăn không đầy ruột, trống ruột. Tôm có hiện tượng ốp thân, mềm vỏ, tôm giảm ăn, bỏ ăn, rớt đáy số lượng tăng dần. Đây cũng là tình hình chung khi thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa.

Hiểu rõ dấu hiệu…

Trao đổi với chúng tôi, anh Tưởng, chị Hằng, anh Tiến là những hộ dân nuôi tôm xã Vĩnh Hậu cho biết: Hiện tượng tôm lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, trống ruột xảy ra ở giai đoạn 2 và 3 trong quy trình là chủ yếu, rộ nhất vào quý III, các tháng đầu quý IV trong năm. 

Ban đầu chủ hộ phát hiện trong vó chỉ có vài con bị lỏng ruột, nhưng sau đó 2 – 3 ngày, tỷ lệ tôm bị lỏng ruột đã tăng lên đến 30 - 50%, có khi lên đến 70 – 80% chỉ sau khoảng 1 tuần, tính từ thời điểm phát hiện. Cùng với hiện tượng tôm bị lỏng ruột, tôm thường kèm theo bị ốp thân, ăn yếu hoặc bỏ ăn, rớt đáy lai rai, số lượng tôm rớt đáy tăng dần nếu không can thiệp, điều trị kịp thời.  

thu mẫu
Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, tảo độc, ký sinh trùng, thức ăn, môi trường, thời tiết...  Ảnh minh họa: Tepbac

Ghi nhận qua trao đổi trực tiếp với bà con có tôm bị lỏng đường ruột, kết hợp thu mẫu thực tế từ ao, tiến hành đo, thu tôm kiểm tra nội, ngoại quan. Kết quả rất đáng quan ngại: Tôm có vỏ mềm, thô ráp, sần sùi, màu nhạt, hầu hết các phụ bộ của tôm còn đầy đủ, tôm yếu (nhấc vó, sàng ăn, lên khỏi mặt nước, đa số tôm nằm yên, không búng nhảy), tôm chết nhanh sau vài phút rời khỏi nước ao nuôi.  

tôm bệnh
Trong ruột có dịch lỏng, màu nâu vàng, đen nhạt, dịch di chuyển qua lại khi bóp nhẹ thân tôm, hoặc nghiêng tôm lên xuống. Thức ăn chỉ đầy ½ - 2/3 chiều dài ruột. 

Qua tổng hợp, phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng quy trình cải tạo ao, xử lý nước trước khi nuôi của bà con chưa triệt để, đa số ao có tôm bệnh thường thả mật độ khá cao (≥ 300 con/m2), nước ao nuôi có mùi tanh, hôi, keo đặc, tảo tàn, thể hiện sự ô nhiễm. Màu nước nâu đen hoặc nâu đỏ, biểu thị sự xuất hiện của tảo độc như tảo mắt, tảo giáp. Nền đáy có nhiều chất hữu cơ tồn đọng, mùi hôi. 

Khi bệnh, tôm giảm lượng ăn xuống 20 – 30% sau khi phát hiện 2 – 3 ngày, tỷ lệ trên tiếp tục tăng đến 50 – 60 % những ngày tiếp theo. Tôm ăn yếu, thời gian canh vó dài (≥ 2,5 giờ). Tỷ lệ tôm rớt đáy tăng từ vài chục con đến hàng chục ký, thậm chí vài trăm ký, sau khi phát hiện 2 – 3 ngày. 

tôm bệnh
Quan sát nội quan tôm cho thấy: Gan nhỏ, màu gan mờ, nhợt nhạt hoặc màu xám đen. Đường ruột tôm có màu đen nhạt, đường ruột mờ, ruột đứt khúc, có con trống ruột. 

để có cách phòng…

Thực tế cho thấy, việc phòng bệnh trong quá trình nuôi còn bị động, chưa được bà con đặt lên hàng đầu. Để chủ động trong việc phòng bệnh một cách có hiệu quả cần:

- Trong công đoạn cải tạo ao hồ cần loại bỏ triệt để chất thải trong vụ nuôi trước. Đặc biệt, chú trọng xây dựng đủ hệ thống ao lắng lọc, ao xử lý nước, ao sẵn sàng…nếu nuôi công nghệ cao. Đảm bảo quy trình xử lý nước từng công đoạn, khai thác đúng vai trò từng ao. 

sử dụng chế phẩm sinh học
Thường xuyên dùng chế phẩm sinh học xử lý nền đáy nước nuôi. Ảnh: Tepbac

- Dùng đúng hoá chất, đủ liều lượng, đủ thời gian xử lý, để việc diệt vi khuẩn, virus, tảo độc, nấm,… nhằm loại bỏ triệt để mầm bệnh trong ao.

- Chọn trại cung cấp tôm giống lớn, uy tín, tên tuổi trên thị trường, có giấy chứng nhận nhập tôm bố mẹ. Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng phương pháp PCR, sốc hoá chất, sốc mặn, đánh giá cảm quan. Tuyệt đối không sử dụng tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. 

- Nên có trại vèo ương tôm giống trong tháng đầu, không nên thả trực tiếp ra ao nuôi. Mật độ thả 2.000 - 3.000 postlarvae/m3 (post ≥ 10) ở giai đoạn ương, ≤ 500 con/m2 ở giai đoạn 2 (tôm lứa) và ≤ 200 con/m2 ở giai đoạn 3 (tôm thương phẩm).

- Với môi trường, thường xuyên dùng chế phẩm sinh học xử lý nền đáy, nước nuôi, nên xử lý thường xuyên. Về dinh dưỡng, bổ sung chất hỗ trợ gan, Premix, trộn vào thức ăn hàng ngày, tăng sức đề kháng. Trộn thêm Enzyme, vi sinh đường ruột, acid hữu cơ, hỗ trợ tiêu hoá. Sổ ký sinh trùng thường xuyên, bổ xung khoáng hữu cơ, Vitamin C, D, Beta glucan, Premix. 

… và trị bệnh hiệu quả

Khi tôm bị lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, bà con xử lý như sau: 

- Ngưng không cho tôm ăn 1-2 ngày. Khi cho tôm ăn lại chỉ dùng 50% lượng thức ăn so ban đầu, tăng lượng thức ăn từ từ những ngày sau. 

- Thay 30 – 50% nước nếu tôm khoẻ, diệt khuẩn nước ao nuôi bằng các hoá chất: BKC, Iodine, H2O2, KMnO4. Lưu ý: Hoá chất, liều dùng, tuỳ thuộc sức khoẻ tôm. 

- Kết hợp bón vôi, Zeolite, Yucca nhằm cải thiện thông số môi trường như pH, độ kềm, khí độc. 

- Bón chế phẩm sinh học nhóm Bacillus. Nitrosomonas, Nitrobacteria gây lại hệ vi sinh có lợi trong ao … 

- Trộn vào thức ăn chất hỗ trợ chức năng gan như Sorbitol, Methyonine, Choline…, Beta – Glucan, Premix, men tiêu hoá, Probiotic. 

- Dùng thảo dược: trầu, cau, trâm bầu, trà xanh…xay nhuyễn kết hợp Berberine, Carbomango để hỗ trợ khắc phục lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột. 

- Bổ sung giải độc gan, tăng cường đề kháng cho tôm. 

- Bổ sung enzyme, men tiêu hoá nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces + CarbomangoBerberin 5mg/kg thức ăn, cải thiện đường ruột. 

- Định kỳ sổ, phòng ký sinh trùng cho tôm, giúp tôm bắt mồi, tiêu hóa tốt, sinh trưởng nhanh. Dùng Praziquantel, Fenbendazole, Albendazole … xổ cho KST ra ngoài. Nên xổ ký sinh trùng khi tôm khoẻ, môi trường tốt kết hợp dùng hoá chất diệt KST trước khi xả nước thải ra ngoài môi trường. Dùng hỗ trợ gan, tăng cường đề kháng, bổ xung lợi khuẩn đường ruột cho tôm, sau khi sổ ký sinh trùng. 

Bà con cần tuân thủ biện pháp phòng bệnh tổng hợp, đặc biệt quan tâm chất lượng tôm giống, mật độ thả nuôi, chăm sóc và quản lý ao nuôi. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh, cần cắt mồi, điều trị đúng phương pháp, đúng thuốc. Hạn chế tối đa dùng lạm dụng hoá chất, thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi tôm. Bà con nên dùng chế phẩm sinh học suốt vụ nuôi, nhằm cải thiện môi trường, cải thiện chất lượng nước, hạn chế khí độc, hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện FCR.
Đăng ngày 29/04/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 12:57 16/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:57 16/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 12:57 16/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 12:57 16/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 12:57 16/01/2025
Some text some message..