Bình Định: Đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030

Ngày 24/3/2021, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 – 2030.

nuôi tôm công nghệ cao
Ao nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định. Ảnh Thành Nguyên

Theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 434/QĐ-TTg (Quyết định 434). Mục tiêu chung của Kế hoạch là tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Dựa trên tình hình thực tế đó, ngày 3/11, UBND tỉnh Bình Định cũng đã ban hành Kế hoạch Truyền thông, phổ biến kiến thức phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 – 2030 trên hệ thống thông tin cơ sở tỉnh Bình Định.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương sẽ phối hợp thực hiện nhiều hình thức truyền thông, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng đối tượng, cụ thể như: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở; thông tin trên bảng tin công cộng, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi, tập huấn chuyên đề,...

Báo cáo của Cục Thú y tại Hội nghị Phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 khu vực phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra ngày 19/3/2021, cho biết: Trong năm 2020 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019 (có tổng diện tích bị thiệt hại là 24.297 ha); ngoài ra có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, tính đến tháng 11 năm 2021, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt khoảng 775 tấn tôm nước lợ tăng 4,1% so cùng kỳ, lũy kế sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 12.175 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có khoảng 3.990,5 ha. Cụ thể, đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt: diện tích thả nuôi cá nước ngọt trong tỉnh đến nay đạt khoảng 1.500 ha; thể tích nuôi cá lồng trên hồ chứa trong toàn tỉnh là 30.000 m3, 501 lồng, tăng 50% so với cùng kỳ; sản lượng đạt khoảng 1.200 tấn, trong đó sản lượng nuôi cá lồng khoảng 850 tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2020. Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn: nuôi cá biển là 29.900 m3, đạt 100% so với cùng kỳ, sản lượng thu hoạch cá biển đến nay đến nay là 99,5 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.

nuôi tôm công nghệ cao
Nuôi tôm công nghệ cao giúp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trong thủy sản- hướng đi mới trong tương lai. Ảnh Tepbac

Sự phong phú về môi trường nuôi tạo ra sự đa dạng từ sinh kế đến sản phẩm thu hoạch, nhưng cũng đặt ra yêu cầu rất cao về phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ thủy sản nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp, đơn vị chuyên sản xuất giống thủy sản. Đối với nuôi tôm nước lợ, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Riêng vụ 2 năm nay, khoảng 28 ha diện tích nuôi tôm đã phát bệnh với nhiều mức độ khác nhau. Vấn nạn gây nhứt nhối mà nhiều năm qua vẫn không khắc phục được, là một số người nuôi khi phát hiện tôm mắc bệnh thường không báo ngay cho cơ quan có chức năng, mà lại tự ý xử lý. Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến dịch bệnh lây lan trên diện rộng. 

Vì vậy, việc Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch bệnh trên thủy sản và UBND tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi với khung thời gian kéo dài đến năm 2030, đã cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm và đánh giá rất nghiêm túc vấn đề này.

Đăng ngày 21/12/2021
NTN @ntn
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 10:34 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:34 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 10:34 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 10:34 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:34 16/03/2025
Some text some message..