Bình Định: Hành trình 15 năm bảo vệ và bảo tồn rùa biển

Chi cục Thủy sản Bình Định trao Giấy khen của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho ông Nguyễn Ngọc Anh vì đã có thành tích trong công tác bảo vệ và bảo tồn rùa biển, góp phần bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.

Khen thưởng
Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bình Định trao Giấy khen của Sở Nông nghiệp -PTNT cho ông Nguyễn Ngọc Anh . Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Trước đó, ông Nguyễn Ngọc Anh bàn giao 1 con rùa biển thuộc loài đồi mồi - là 1 trong 5 loài rùa biển quý hiếm ở Việt Nam, loài “cực kỳ nguy cấp” theo phân loại của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho Chi cục Thủy sản thả về tự nhiên. Con đồi mồi nói trên nặng 1,5 kg, được ông Anh mua lại của ngư dân ở Hoài Hương (xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) vào ngày 11/8. Khi biết đây là động vật nguy cấp cần bảo vệ, ông Anh đã bàn giao cho ngành chức năng thả rùa về biển.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định (trước đây là Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản), hoạt động bảo tồn rùa biển bắt đầu triển khai tại Bình Định vào năm 2007 với sự tư vấn của Bà Gail Berbie (tình nguyện viên thuộc tổ chức VSA New Zealand).

Từ năm 2008 đến năm 2016 với sự hỗ trợ của các chương trình dự án của IUCN, WWF, Chi cục tiếp tục tổ chức các hoạt động khảo sát bãi đẻ rùa biển, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và quan sát cứu hộ rùa biển trên tàu câu cá ngừ đại dương; thành lập các nhóm tình nguyện viên bảo vệ và cứu hộ rùa biển tại các địa phương, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích cứu hộ rùa biển. Từ các hoạt động trên đã giúp nhận thức cộng đồng được nâng cao, cứu hộ 16 con rùa biển trong đó có 4 con rùa xanh và 11 con đồi mồi, bảo vệ được 7 ổ trứng rùa biển với 536 rùa con về biển an toàn.

Từ năm 2016 đến nay, khi không còn sự hỗ trợ của IUCN, WWF, các hoạt động về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn rùa biển được Chi cục lồng ghép khi thực hiện các chương trình dự án khác (GEF, MCD, CRSD) hoặc thực hiện từ nguồn thu phí lệ phí của Chi cục để tiếp tục duy trì hoạt động bảo tồn và cứu hộ rùa biển dựa vào cộng đồng địa phương.

Kết quả ngư dân đã chủ động báo tin, tham gia vận động thả và cứu hộ 26 con rùa biển, đồi mồi và bảo vệ được 5 ổ rùa biển với 380 con rùa con về biển an toàn (2 ổ rùa tại Kỳ Co Nhơn Lý năm 2018 với 230 rùa con và 3 ổ rùa tại Nhơn Hải năm 2021 với 150 rùa con được về biển an toàn).

Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định chia sẻ: Thành công trong công tác bảo tồn rùa biển tại Bình Định là từ sự hợp tác của nhiều bên liên quan từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là sự tích cực tham gia của cộng đồng địa phương. Tôi hi vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành tích cực từ người dân đặc biệt là cộng đồng ngư dân – những người con gắn liền với biển trong công tác bảo tồn rùa biển và các loài động vật quý hiếm.

Báo Tài nguyên & Môi trường
Đăng ngày 22/12/2022
Mỹ Bình
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 13:39 24/06/2025

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 13:39 24/06/2025

Mỹ áp 0% thuế chống phá giá cho 7 doanh nghiệp cá tra Việt Nam

Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo mức thuế chống bán phá giá (CBPG) từ kỳ rà soát hành chính thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra
• 13:39 24/06/2025

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 13:39 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 13:39 24/06/2025
Some text some message..