Bình Định: Nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả khả quan

Tại Bình Định, thời tiết nắng nóng kéo dài và có những đợt mưa giông làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhất là diện tích nuôi tôm chân trắng. Hiện nay, vùng nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh, người nuôi tôm đang thu hoạch vụ 1, giá tôm thương phẩm có xu hướng tăng, khoảng 110.000 – 115.000 đồng/ kg (cỡ tôm 100 con/kg). Các đối tượng khác (cá nước ngọt, các đối tượng nuôi lồng biển) phát triển bình thường.

thu hoạch tôm
Người nuôi tôm Bình Định đang thu hoạch vụ 1. Ảnh: NTN

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 7.080 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ (sản lượng tôm 5.470 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ).  

Về diện tích nuôi trồng thuỷ sản: cả tỉnh khoảng 3.129,2 ha tương đương so với năm 2021. Trong đó, diện tích nuôi cá nước ngọt trong tỉnh khoảng 1.300 ha (diện tích nuôi cá quảng canh hồ chứa 1.250 ha; nuôi cá ao 50 ha). Nuôi cá biển: 1.526 lồng, sản lượng ước đạt khoảng 85 tấn; nuôi tôm hùm thương phẩm: 1.300 lồng/14.000 m3, thu hoạch 1,0 tấn; nuôi mực lá lồng, bè tại xã Nhơn Châu: 40 bè/15 hộ, thu hoạch 700 kg.

Riêng diện tích thả tôm là 1.829,2 ha (diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh là 461,3 ha; quảng canh cải tiến là 1.367,9 ha), chiếm 90% diện tích hiện có. Diện tích bệnh lũy kế là 41,74 ha tôm chân trắng, chiếm 2,2% 

Về sản xuất giống thủy sản: sản lượng giống tôm thẻ chân trắng đã sản xuất được đến nay là 2,8 tỷ con, trong đó Công ty TNHH Thủy sản công nghệ cao Việt Nam Chi nhánh 1 tại Bình Định là 1,6 tỷ con và Công ty cổ phần Việt – Úc Bình Định là  1,2 tỷ con; sản lượng tôm sú giống đã sản xuất, dịch vụ được khoảng 3.140.000 con; sản xuất, dịch vụ khoảng 598.490 con cá giống nước ngọt các loại.

Về quản lý giống thủy sản: thực hiện kiểm tra, giám sát và theo dõi số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập và thải bỏ sau chu kỳ sản xuất của Công ty TNHH Thủy sản công nghệ cao Việt Nam Chi nhánh 1 tại Bình Định và Công ty Cổ phần Việt-Úc Bình Định. Số lượng tôm chân trắng bố mẹ nhập vào đến nay là 10.708 con (Công ty TNHH Thủy sản công nghệ cao Việt Nam Chi nhánh 1 tại Bình Định 1.600 con, Việt Úc 9.108 con nhập trong nước); số lượng tôm bố mẹ thải bỏ sau chu kỳ sản xuất là 2.516 con (Công ty TNHH Thủy sản công nghệ cao Việt Nam Chi nhánh 1 tại Bình Định 544 con, Việt Úc 1.972 con). 

 Theo Chi cục Thủy sản, trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục triển khai quan trắc môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Đồng thời, phối hợp với các địa phương triển khai kiểm tra tình hình sản xuất diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát xử phạt các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản chưa tuân thủ theo quy định. Tiếp tục triển khai Luật Thủy sản 2017: ttuyên truyền hướng dẫn các cá nhân/tổ chức nuôi trồng thủy sản đối tượng chủ lực khẩn trương thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng/bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo đúng quy định. Rà soát, thống kê tình hình thực hiện cấp giấy xác nhận tại địa phương. Tổ chức kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở đủ điều kiện cấp giấy xác nhận mà không nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng và xử lý vi phạm theo quy định.

Đăng ngày 21/07/2022
NTN @ntn
Kỹ thuật

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 19:37 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:37 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 19:37 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 19:37 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 19:37 14/01/2025
Some text some message..