Bình Định: Vì sao phải bảo tồn bãi đẻ rùa biển

Bình Định có bờ biển dài khoảng 134 km, hầu hết vùng biển của các địa phương ven biển đều có sự xuất hiện của rùa biển.

Biển
Xã bán đảo Nhơn Hải tuyệt đẹp nhìn từ trên cao, có thể thấy được bãi biển mũi Cồn ( nhô ra) và bãi Hòn Khô nơi có rùa đẻ trứng. Ảnh: TCCĐ

Trước đây, vùng có rùa lên bãi cát đẻ trứng nhiều nhất là các xã đảo và bán đảo thuộc TP Quy Nhơn (các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý và Nhơn Châu). Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn duy nhất tại xã bán đảo Nhơn Hải là có dấu vết của rùa biển lên bãi đẻ trứng. 

Nhơn Hải từng là địa phương có nhiều bãi đẻ tự nhiên của rùa biển 

Xã Nhơn Hải là xã bán đảo thuộc TP Quy Nhơn có bờ biển dài, rạn san hô phân bố rộng bao bọc khắp bờ biển theo đó đa dạng sinh học, các loài động vật, thủy sinh sống trong vùng rạn san hô rất phong phú, quý hiếm như các loài cá, rùa biển, rong mơ...

Theo Chi cục Thủy sản Bình Định ( trước đây là Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản) cho biết, hoạt động bảo tồn rùa biển bắt đầu triển khai tại xã Nhơn Hải vào năm 2007 với sự tư vấn của Bà Gail Berbie, tình nguyện viên thuộc tổ chức VSA New Zealand.

Kết quả đợt khảo sát tháng 8/2007 đã phát hiện được 1 bãi đẻ của rùa biển tại Hòn Khô lớn xã Nhơn Hải. Đến năm 2010, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định phối hợp với tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức khảo sát tại 04 huyện ven biển, kết quả thu được cho thấy chỉ còn bãi Hòn Khô và bãi Hải Giang thuộc xã Nhơn Hải là còn rùa biển lên đẻ với số ổ trứng từ 3-5 ổ/năm bãi Hòn Khô, 5-8 ổ/năm bãi Hải Giang. Hòn Khô và Hải Giang là đảo nhỏ và bán đảo nằm gần bờ, vắng, ít cư dân, thuận tiện cho rùa đẻ trứng. Rùa biển lên đẻ tại khu vực này là Rùa xanh Chelonia mydas (tên địa phương gọi là vích, hay đú).

Để bảo tồn rùa biển, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với IUCN triển khai các hoạt động bảo tồn bãi đẻ rùa biển dựa vào cộng đồng, thành lập Tổ tình nguyện viên bảo vệ bãi đẻ rùa biển và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Bãi đẻ rùa biểnBãi biển Hải Giang, thập kỉ trước là bãi đẻ của rùa biển. Trong ảnh là tổ tình nguyện viên rùa biển và cán bộ Chi cục Thủy sản thả rùa con về biển năm 2013. Ảnh: CCTS

Một số người dân xã Nhơn Hải cho biết, thời gian trước đây có nhiều người hay đào ổ trứng rùa đem về ăn hoặc tiêu thụ, nhưng từ 2008 đến nay, thông qua nhiều hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và sự thành lập của tổ chức cộng đồng tại Nhơn Hải để bảo vệ rùa biển và san hô, các hoạt động giết hại rùa biển và khai thác trứng rùa đã không còn xảy ra. 

Các bãi đẻ tự nhiên của rùa biển tại xã Nhơn Hải đang bị mất dần do phát triển du lịch  

Một thách thức lớn đối với công tác bảo tồn rùa biển tại Nhơn Hải, đó là các dự án kinh tế đang tạo ra nguy cơ mất dần các bãi đẻ này. Đây là điều thật sự đáng tiếc bởi lẻ khi nhận thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là bảo tồn rùa biển của cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Bình Định đặc biệt là người dân xã Nhơn Hải đã tăng lên rõ rệt thì số lượng rùa lên bãi đẻ trứng ngày càng giảm.

Năm 2016, có 02 cá thể rùa bị chết có kích thước tương ứng với những cá thể rùa đã từng sinh sản ở Nhơn Hải và 01 rùa mẹ bò lên khu dân cư Nhơn Hải để tìm chỗ đẻ. Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng , thành viên TCCĐ bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải kể rằng đó là đêm vào cuối tháng 10/2016, tại khu vực bãi biển Mũi Cồn thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải,  một con rùa biển lớn thuộc loài Vích đã bò lên bãi cách kè chắn sóng 50m để đẻ trứng.

Vì thời tiết sóng lớn nên rùa mẹ đã di chuyển một đoạn đường khá dài, gần 200m để lựa chỗ đào hầm và chuẩn bị đẻ trứng. Rất đông người dân trong xã nghe tin đã đến xem rùa đẻ. Tuy nhiên, thấy xuất hiện rất đông người, con rùa không đẻ trứng mà chỉ nằm đào cát rồi lấp lại. Đến 23 giờ cùng ngày, con rùa này đã di chuyển và bò trở lại biển mà không đẻ trứng. 

Đỉnh điểm rùa biển tìm lên bãi biển gần khu dân cư để đẻ trứng là vào năm 2021, trong khoảng thời gian từ tháng 6-9 khi dịch Covid bùng phát tại Bình Định. Và lệnh cấm tụ tập đông người tại các khu vực cộng cộng đặc biệt là các bãi biển được chính quyền các cấp đẩy mạnh triển khai.

Rùa biểnRùa biển lên đẻ tại bãi biển mũi Cồn, thôn Hải Đông trước khu dân cư xã Nhơn Hải vào năm 2021và được TCCĐ xã chăm sóc, bảo vệ. Ảnh: TCCĐ

Vì thế, chính điều kiện thuận lợi này đã tạo điều kiện cho rùa biển quay lại Nhơn Hải để đẻ trứng. Đã có 05 lượt rùa biển  lên bãi biển trước thôn Hải Đông đẻ trứng với 476 quả trứng được tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải bảo vệ và di dời đến nơi an toàn. Kết quả có 3 ổ rùa đã nở, 2 ổ bị hư hỏng do bị ngập bởi triều cường, trong đó ổ trứng đầu tiên đã nở được 53 con đạt tỉ lệ nở 54%, 2 ổ sau rùa tự nở và bò xuống biển đi trong đêm nên không xác định được số lượng. 

Hiện tượng rùa biển quay trở lại và đẻ trứng tại bãi biển xã Nhơn Hải đã cho thấy những dấu hiệu tích cực trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng và chính quyền địa phương. Sự kiện rùa mẹ lên đẻ và ấp nở trứng rùa thành công đã thể hiện ý thức bảo tồn thiên nhiên nói chung và rùa biển nói riêng được lan tỏa trong cộng đồng.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế chúng ta thấy rằng đây là một không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi rùa lên đẻ trong dịp bãi biển vắng người. Bằng chứng năm 2022 có dấu tích chứng tỏ rùa tiếp tục lên bãi biển gần khu dân cư để tìm chỗ đẻ nhưng chúng đã không đẻ mà quay về biển.

Dấu chân rùaDấu vết đường di chuyển của rùa biển tại bãi biển trước khu dân cư vào năm 2022. Ảnh: TCCĐ

“Hiện tại sự phát triển của dân cư và quy hoạch du lịch nên các nơi đẻ trứng của rùa biển dần bị mất đi vì vậy rất mong các cấp các ngành quan tâm quy hoạch bãi đẻ rùa biển”. Đó là những mong mỏi thiết tha của anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, người đã trực tiếp “đỡ đẻ” thành công 53 chú rùa biển vào năm 2021.

Đăng ngày 05/05/2023
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 01:07 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 01:07 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 01:07 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 01:07 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 01:07 29/03/2024