Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các biện pháp cấp bách ứng phó với hải sản chết bất thường

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 1/5/2016 tại Hà Tĩnh với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường, ngay trong ngày 2/5/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 3441/BNN-TCTS đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ban ngành và chính quyền địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện một số giải pháp cấp bách ứng phó.

ca ve ben
Cá biển về bến (ảnh minh họa)

Công văn số 3441/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số giải pháp cấp bách sau :

1. Thu gom và xử lý hải sản chết bất thường và không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đó là hải sản chết bất thường dạt vào bờ hoặc do người dân vớt được trên các vùng biển ven bờ; Hải sản đánh bắt trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Biện pháp xử lý như sau :

a) Tuyệt đối không sử dụng làm thực phẩm cho con người hoặc chế biến làm thức ăn cho vật nuôi;

b) Xử lý bằng cách chôn lấp theo nguyên tắc sau:

- Thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp đã được chuẩn bị sẵn;

- Nơi chôn lấp hải sản phải cách xa và không làm ô nhiễm vùng nước biển, nguồn nước ngọt, khu dân cư, khu đô thị, trường học, bãi tắm, khu du lịch…; bảo đảm phù hợp với khối lượng hải sản phải tiêu hủy;

- Khi chôn lấp phải xử lý bằng cách bổ sung hóa chất (như vôi bột, các loại hóa chất chuyên dụng, được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản);

- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau khi kết thúc việc chôn hủy nhằm bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường.

c) Người dân có hải sản khai thác được cơ quan chức năng xác định không an toàn thực phẩm, buộc phải tiêu hủy và được hỗ trợ theo quy định.

2. Giải pháp kỹ thuật tạm thời trong nuôi trồng thủy sản

Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, trong khi chờ các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện một số giải pháp kỹ thuật tạm thời như sau:

Đối với các cơ sở nuôi cá lồng

- Tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân.

- Thường xuyên theo dõi cá nuôi và hàng ngày quan trắc, kiểm tra các yếu tố môi trường như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3…nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tạm thời di chuyển lồng cá đến khu vực nước sâu hơn,  đảm bảo đáy lồng cách nền đáy ít nhất 1m.

- Nên san thưa đối với những lồng nuôi dày, giữ cá với mật độ thích hợp theo quy định (không quá 10 kg/m3); giãn thưa khoảng cách giữa các lồng nuôi.

- Hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nên thay bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao, kết hợp trộn thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

- Khẩn trương thu hoạch đối với cá nuôi đạt kích thước thương phẩm để hạn chế thiệt hại.

Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm trong ao đầm ven biển

- Tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân, tập trung xử lý, cải tạo ao đầm, chuẩn bị con giống.

- Đối với các ao đầm đang thả nuôi, cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi như oxy hòa tan, pH, H2S, NH3… nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Tăng cường vệ sinh/siphon đáy ao, sử dụng các loại chế phẩm sinh học có khả năng cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.

- Hạn chế cấp nước bổ sung trong khi chưa xác định nguyên nhân.

- Trong trường hợp bắt buộc phải lấy nước biển vào vùng nuôi, cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau:

+ Chỉ lấy nước tầng mặt, lúc đỉnh triều

+ Không cấp trực tiếp nước biển vào ao đầm, bể nuôi.

+ Phải lấy nước biển qua ao chứa, ao lắng và thực hiện quy trình xử lý nước trước khi cấp vào ao đầm, bể nuôi.

- Cách xử lý nước biển trong ao chứa, ao lắng:

+ Xử lý nước biển trong ao chứa bằng các loại chất có khả năng hấp thụ khí độc, kim loại nặng (ví dụ EDTA) nhưng phải xử lý lặp lại 2 - 3 lần.

+ Sử dụng quạt nước hoặc sục khí mạnh, liên tục từ đáy ao và phơi nắng tối thiểu 10 ngày.

+ Tốt nhất lọc nước qua hệ thống lọc cát trước khi cấp bổ sung vào ao đầm, bể nuôi.

- Trước khi cấp nước vào ao nuôi cần thử bằng cách thả cá, tôm giống trực tiếp vào mẫu nước đã xử lý lấy từ ao lắng.

- Đối với vùng nuôi tôm chuẩn bị xuống giống, nên áp dụng hình thức vèo giống (ương tạm trong giai hoặc ao nhỏ khoảng 30 - 45 ngày trước khi chuyển ra ao nuôi thương phẩm) nhằm đảm bảo thời vụ, hạn chế sử dụng nước, tiết kiệm chi phí và kiểm soát các yếu tố môi trường trong giai đoạn đầu.

3. Xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn

Các tàu khai thác tại vùng biển an toàn (nằm ngoài khu vực có chiều rộng từ 20 hải lý trở ra tính từ bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Các bước thực hiện xác nhận:

a) Ngay sau khi tàu vào cảng, chủ tàu có trách nhiệm thông báo cho Chi cục thủy sản địa phương biết.

b) Chi cục Thủy sản cử cán bộ giám sát việc lên cá, xác nhận khối lượng cá theo từng loài.

c) Chủ tàu hoặc thuyền trưởng trình đưa cán bộ giám sát các giấy tờ sau:

- Sổ hành trình được cơ quan biên phòng xác nhận phù hợp với hoạt động của tàu.

- Nhật ký khai thác (đối với tàu khai thác), nhật ký thu mua vận chuyển (đối với tàu thu mua vận chuyển).

d) Cán bộ giám sát cấp giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác tại vùng biển an toàn. Giấy xác nhận an toàn được thành lập thành 2 bản. Chủ tàu một bản, một bản được lưu tại Chi cục Thủy sản.

Đối với các tàu thu mua vận chuyển xuất bến trước ngày Công văn này được ban hành, Chi cục Thủy sản địa phương không yêu cầu chủ tàu xuất trình Nhật ký thu mua, vận chuyển.

4. Giám sát hải sản an toàn

Đối tượng lấy mẫu giám sát là hải sản được khai thác tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Loài hải sản được lấy mẫu là loài chiếm tỉ lệ lớn trong chuyến hàng khai thác cập cảng.

Địa điểm, thời điểm lấy mẫu giám sát:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ tại các cảng cá khi được bốc dỡ, đưa lên bở để đưa đi tiêu thụ;

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ tại các cảng cá, bến cá,  nơi lên cá khi được bốc dỡ, đưa lên bờ để đưa đi tiêu thụ.

Tần suất lấy mẫu giám sát:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: 2 - 3 ngày/lần tùy theo điều kiện thực tế tại từng địa phương;

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: hàng ngày;

Người lấy mẫu: là cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Biên bản lấy mẫu: Biên bản lấy mẫu được lập và ký giữa người lấy mẫu và chủ tàu sau khi kết thúc việc lấy mẫu (mẫu Biên bản tại Biểu 3 kèm theo Công văn này).

Chỉ tiêu phân tích: kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi, arsen…)

Đơn vị phân tích là các phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định.

Xử lý kết quả mẫu giám sát không đạt yêu cầu:

- Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ: khi phát hiện mẫu không đạt yêu cầu, Chi cục Quảng lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo ngay về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đối với hải sản được khai thác trong vùng biển 20 hải lý tính từ bờ: khi phát hiện mấu không đạt yêu cầu, Chi cục  Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cần báo cáo ngay cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh để có biện pháp tiêu hủy, hỗ trợ cho ngư dân theo quy định và khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác tại vùng biển có mẫu phát hiện không đạt yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời.

Fistenet, 03/05/2016
Đăng ngày 05/05/2016
FICen
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 03:38 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:38 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 03:38 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 03:38 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 03:38 05/12/2024
Some text some message..