Bổ sung bả rượu shochou trong khẩu phần ăn của cá

Bổ sung bả rượu shochou kết hợp với hàm lượng thấp bột cá giúp cá tráp tăng trưởng nhanh và tăng cường hệ miễn dịch.

Bổ sung bả rượu shochou
Bổ sung bả rượu shochou vào thức ăn cá Tráp (Pagrus major)

Giới thiệu

Shochu là một loại rượu truyền thống của Nhật Bản được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như khoai tây, khoai lang, bắp, gạo,… Tuy nhiên, rượu shochu sản xuất từ khoai lang là phổ biến và làm nên thương hiệu rượu shochu nổi tiếng nhất của người Nhật.

Quá trình sản xuất rượu shochu trải qua 5 bước, bao gồm: chế biến nguyên liệu thô, bổ sung men (koji), lên men cơ bản, lên men giai đoạn hai và cuối cùng là chưng cất sản phẩm.

Sản phẩm thải ra sau khi chưng cất gọi là shochu kasu hay còn gọi là bả rượu shochu (shochu distillery by-product, SDBP). SDBP từ khoai lang chứa hàm lượng lớn các butoxybutyl alcohol (BBA), nó được xem là một trong các chất giúp kích thích tăng trưởng trên động vật.

Bên cạnh đó, SDBP được tạo ra nhờ quá trình lên men từ khoai lang và nấm men, qua đó giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác từ các nguồn thức ăn khác nhau. Việc bổ sung SDBP vào khẩu phần ăn của động vật trên cạn từ lâu đã được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên, hiện tại việc bổ sung SDBP cho thức ăn thủy sản vẫn chưa được phổ biến.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện tại trường Đại học Kagoshima, Nhật Bản nghiên cứu nhằm bổ sung SDBP vào thức ăn cá với hàm lượng khác nhau lên tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá tráp.

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá tráp với trọng lượng ban đầu trung bình là 1,5 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 15 cá/bể. Các chỉ tiêu tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá được thu sau mỗi 2 tuần. Thí nghiệm được tiến hành trong 56 ngày.

Nghiệm thức

Hàm lượng bột cá (FM) (%)

Hàm lượng bả rượu shochu (SDBP) (%)

1

45

4

2

45

14

3

60

0

4

0

16

 

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 56 ngày nuôi; tỷ lệ sống (trên 80%), hiệu quả sử dụng thức ăn (FER), hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng protein (PER) và lượng thức ăn ăn vào (feed intake) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Trọng lượng cuối (final weight), tăng trọng theo % (weight gain), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở nghiệm thức 2 (14% SDBP) cao hơn các nghiệm thức còn lại.

Thành phần hóa học của cơ thể cá: Các thành phần hóa học cơ bản của cá sau thí nghiệm được phân tích bao gồm ẩm độ, protein thô, tổng lipid và hàm lượng tro. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức; tuy nhiên hàm lượng protein thô và tro có xu hướng tăng cao hơn ở các nghiệm thức có bổ sung bả rượu shochu so với các nghiệm thức còn lại.

Các chỉ tiêu huyết học có liên quan đến hệ miễn dịch của cá: Các chỉ tiêu huyết học của cá bao gồm: đường glucose (Glu), tổng cholesterol (T-cho), ure trong máu (BUN), tổng bilirubin (T-bil), glutamyl oxaloacetic transaminase (GOT), glutamic pyruvate transaminase (GPT), tổng protein (T-pro), triglyceride (TG) được ghi nhận. Kết quả cho thấy, T-cho, GOT, GPT có xu hướng giảm ở các nghiệm thức có bổ sung SDBP so với nghiệm thức bổ sung 60% bột cá (nghiệm thức 3). Tuy nhiên, TG giảm có ý nghĩa (P<0,05) ở các nghiệm thức bổ sung SDPB so với nghiệm thức 3. Hoạt tính diệt khuẩn của huyết tương cũng có xu hướng thay đổi tương tự như các chỉ tiêu hóa học của máu cá. Hàm lượng hợp chất phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS) ở gan và cơ cá khác khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể phát triển khẩu phần thức ăn cho cá tráp không có hoặc hàm lượng thấp bột cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu tăng trưởng, thành phần hóa học cơ bản cũng như sức khỏe của cá.

Đăng ngày 29/05/2017
Huỳnh Như
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 23:51 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 23:51 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 23:51 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 23:51 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 23:51 27/12/2024
Some text some message..