Bổ sung chromium có thể thúc đẩy tăng trưởng và giảm chi phí nuôi cá

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã cho thấy việc bổ sung chromium polynicotinate vào chế độ ăn của cá chim vây vàng có thể cải thiện sự tăng trưởng của cá và hiệu quả sử dụng thức ăn.

Bổ sung chromium có thể thúc đẩy tăng trưởng và giảm chi phí nuôi cá
Ảnh: Achacun son ballotin

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Mỹ và Trung Quốc đã khám phá cách sử dụng chromium polynicotinate (Cr-Nic) làm phụ gia thức ăn cho cá chim vây vàng. Nhóm đã công bố báo cáo của mình trên tạp chí Aquaculture.

Trong nghiên cứu này, hàm lượng khác nhau của chromium polynicotinate (Cr-Nic) được thêm vào như là chất bổ sung cho chế độ ăn nhiều tinh bột của cá chim vây vàng, mục tiêu nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của Cr-Nic đối với sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn của cá nuôi. Hàm lượng tối thiểu của Cr-Nic trong chế độ ăn để đạt tối đa hóa tăng trưởng cũng được đánh giá.

Tại sao cho ăn chromium polynicotinate?

So với động vật trên cạn, cá gặp khó khăn hơn khi sử dụng carbohydrate hòa tan trong chế độ ăn của chúng do đó làm giảm hiệu quả sử dụng carbohydrate trong chế độ ăn. 

thức ăn cho cá, giảm chi phí nuôi cá, tăng trưởng cá, cá chim vây vàng, nguyên liệu

Việc sử dụng chromium (Cr - crom) trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc cải thiện sử dụng carbohydrate ở động vật do liên quan đến việc sản xuất insulin, gắn liền với cách các tế bào sử dụng và lưu trữ chất dinh dưỡng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu để khám phá việc sử dụng Cr với con người và các loài sống trên cạn, nhưng ít ai biết được cách thức tương tác của chúng trên cá nuôi.

Giảm protein trong thức ăn giúp giảm chất thải nitơ

Một mối quan tâm lớn về môi trường trên toàn thế giới là sự giải phóng của các hợp chất nitơ từ nuôi trồng thủy sản thâm canh, dẫn đến tăng sự phú dưỡng cho nguồn nước. Giảm mức protein trong thức ăn sẽ giúp giảm lượng chất thải nitơ do cá tạo ra.

Cá chim vây vàng là một loài cá phổ biến được nuôi ở Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và ở một số quốc gia khác. Giống như các loài ăn thịt, cá chim vây vàng không thể sử dụng carbohydrate một cách hiệu như là một nguồn năng lượng. Cá có nhu cầu protein tương đối cao và sử dụng nhiều protein để cung cấp năng lượng. Nếu Cr bổ sung vào thức ăn cải thiện hiệu quả sử dụng carbohydrate, có thể giảm mức protein trong chế độ của cá. Giảm hàm lượng protein trong khẩu phần ăn cũng sẽ làm giảm chi phí thức ăn để nuôi cá.

Thí nghiệm tiến hành như thế nào?

Trong các thử nghiệm cho ăn, cá con được cho ăn một trong 7 chế độ ăn trong thời gian 8 tuần. Tinh bột mì đã được sử dụng để cung cấp nguồn carbohydrate cho chế độ ăn của cá và chế độ ăn không bổ sung với 48% protein thô (CP). Chế độ ăn giàu protein hơn được đưa vào để đánh giá khả năng giảm lượng protein trong chế độ ăn uống khi bổ sung chromium polynicotinate (Cr—Nic).

Chế độ ăn được thiết kế sau đó trộn lẫn và ép đùn dưới dạng viên có đường kính 1 mm. Cá đã được cân ở cuối giai đoạn thử nghiệm. Tiêu thụ thức ăn hàng ngày trên mỗi bể đã được ghi lại và tỷ lệ cho ăn và tăng trọng trung bình cũng được tính toán. 

Kết quả

Tỷ lệ sống của cá dao động từ 96,7 đến 99,7% nhưng không thay đổi đáng kể bởi chế độ ăn và lượng thức ăn là tương tự nhau. Tăng cân cao hơn đối với nhóm cá có chế độ ăn 48% protein thô và chế độ ăn 42% protein thô với chromium polynicotinate được bổ sung ở mức 5, 10 và 20mg/kg thức ăn. 

Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, yêu cầu Cr-Nic tối thiểu được thiết lập cho chim vây vàng ở mức 16mg/kg thức ăn và đề nghị được bổ sung trong chế độ ăn cho loài này. PER cao nhất đối với cá trong chế độ ăn Cr-Nic 10 và 20mg/kg và thấp nhất đối với cá với chế độ ăn 42% CP. Cá chim vây vàng biểu hiện sự tăng trưởng, mặc dù giảm 6% hàm lượng protein trong chế độ ăn khi được bổ sung 5 - 20mg Cr-Nic /kg thức ăn. Các kết phân tích cũng cho thấy Cr-Nic có thể làm tăng việc sử dụng carbohydrate (tinh bột mì) trong cá chim vây vàng. Điều này có thể cho phép giảm sử dụng protein trong thức ăn để nuôi cá, do đó dẫn đến giảm lượng chất thải nitơ.

Các nhà khoa học kết luận, mức bổ sung 16,0 và 19,8mg Cr-Nic/ kg thức ăn trong chế độ ăn là đủ để tối đa hóa sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng. Những kết quả này rất quan trọng đối với việc thiết lập công thức thức ăn thực tế và góp phần bảo vệ môi trường.

Source: Aquaculture Title: Dietary chromium polynicotinate improves growth performance and feed utilization of juvenile golden pompano (Trachinotus ovatus) with starch as the carbohydrate

http://www1.vnua.edu.vn/tapchi/Upload/30112016-so7%20nang%20thu.pdf

Đăng ngày 19/06/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 17:52 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:52 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 17:52 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:52 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 17:52 05/11/2024
Some text some message..