Bổ sung CNP đã kích thích sự phát triển của V.parahaemolyticus, vi khuẩn LAB đã hạn chế bệnh AHPND trên tôm thẻ

Bổ sung CNP đã kích thích sự phát triển của V.parahaemolyticus , vi khuẩn LAB đã hạn chế bệnh AHPND trên tôm thẻ.

Bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng do vi khuẩn V.parahaemolyticus gây ra. Ảnh: Tepbac

Trong quá trình nuôi, nông dân Việt Nam thường sử dụng một số sản phẩm có chứa trehalose, axit glutamic, muối photphat (cung cấp cacbon (C), nitơ (N), photpho ( P) và một số axit amin khác) làm phân bón thúc đẩy sự phát triển của thực vật phù du và vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, AHPND thường xảy ra sau 14 ngày sử dụng các sản phẩm có chứa trehalose, axit glutamic và muối photphat. Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung trehalose, axit glutamic, KH2PO4 và K2HPO4 vào môi trường nuôi đã thúc đẩy sự phát triển của V.parahaemolyticus. Do đó, có thể việc bổ sung các muối trehalose, glutamic và phosphate vào nước đã kích thích sự phát triển của vi khuẩn V.parahaemolyticus.

Thí nghiệm này được tiến hành để kiểm tra liệu việc bổ sung cacbon, nitơ và phốt pho (CNP) vào môi trường nước có kích thích sự phát triển của vi khuẩn V.parahaemolyticus hay không và ba chủng LAB (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus fermentum và Pediococcus pentosaceus) được bổ sung vào thức ăn có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, thành phần và số lượng tế bào máu, đồng thời ngăn ngừa AHPND ở tôm thẻ hay không?

1. Ảnh hưởng của chế độ ăn chứa LAB đối với sự tăng trưởng của tôm thẻ 

Thí nghiệm bao gồm bốn nghiệm thức: đối chứng, nghiệm thức (NT) LAB1, LAB2 và LAB3; tôm được bổ sung tương ứng L.plantarum, L.fermentum và P.pentosaceus với mật độ là 108 (CFU/g).  

Kết quả cho thấy, chế độ ăn có chứa vi khuẩn LAB với liều 108 CFU/g tốc độ tăng trưởng của tôm đã được cải thiện so với chế độ ăn thông thường. Vào ngày thứ 28, NT LAB1 tôm có trọng lượng trung bình cao nhất (12,7 ± 0,29g), tiếp theo là NT LAB3 (12,3 ± 0,31) so với nhóm đối chứng (11,27 ± 0,39 g). Tương tự, chiều dài trung bình của tôm cũng cao nhất ở NT LAB1 (11,9 ± 0,29 mm), tiếp theo là LAB3 (11,7 ± 0,39 mm), sau 28 ngày. PWG (phần trăm tăng trọng) của tôm ở các NT LAB1, LAB2 và LAB3 đã tăng 83,4%, 64,2% và 73%. PLG (phần trăm chiều dài tăng) của tôm đã tăng 26%, 17% và 20,84% so với tôm ở nghiệm thức đối chứng. Đặc biệt, chế độ ăn có L.plantarum (LAB1) dẫn đến WG, LG, DWG và DLG tốt nhất sau 28 ngày thử nghiệm.

Vì vậy, các sản phẩm từ LAB, đặc biệt là L. plantarum, bao gồm vi khuẩn sống, vi khuẩn chết, chiết xuất không tế bào đều có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR của tôm. Hàm lượng chế phẩm sinh học trong chế độ ăn đã tăng cường sự thèm ăn hoặc kích thích khả năng tiêu hóa của sinh vật. Ngoài ra, nó đã cho thấy sự tham gia của probiotics trong việc cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cũng như trong việc sản xuất các enzym ngoại bào, do đó tăng cường sử dụng thức ăn và tăng trưởng của các loài nuôi.

Cùng với tác dụng tích cực trong việc kích thích tăng trưởng, LAB cũng có tác dụng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của tôm. Với sự hiện diện của vi khuẩn LAB, số lượng tế bào máu của tôm đã tăng lên. THC (tổng tế bào máu), GC (tế bào hạt), HC (tế bào không hạt) của tôm liên tục tăng và đạt lần lượt là 190,3; 21,8 và 168,6×105 tế bào/mL ở nghiệm thức LAB1 sau 30 ngày thí nghiệm. Trong khi đó, THC, GC và HC của tôm ở nghiệm thức đối chứng là 166,5; 17,7 và 148,9×105 tế bào/mL sau 30 ngày thử nghiệm. Có thể thấy rằng LAB có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ, đặc biệt là L.plantarum. Do đó, tổng số tế bào máu, cũng như tế bào không hạt và tế bào hạt tăng lên sẽ góp phần cải thiện một số phản ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể ở tôm chống lại vi khuẩn gây bệnh.

2. Ảnh hưởng LAB và CNP khi bổ sung cho tôm thẻ.

Thí nghiệm được tiến hành để xác định ảnh hưởng của chế độ ăn có LAB và CNP đến tỷ lệ sống và số lượng tế bào máu của tôm thẻ trong điều kiện nhiễm vi khuẩn V.parahaemolyticus. CNP được cung cấp vào nước với tần suất bảy ngày một lần trong thời gian 14 ngày. 

AHPND ở tôm thường xuất hiện rất sớm trong vụ nuôi, 10-35 ngày sau khi thả nuôi, trong thời kỳ này hàm lượng dinh dưỡng trong nước thường rất thấp. Trên thực tế, nông dân thường bón một số loại phân bón và chế phẩm sinh học có chứa cacbon, nitơ và phốt pho như trehalose, nitơ vô cơ, axit amin và phốt phát vô cơ vào đầu vụ. Đường trehalose được tổng hợp từ nấm men Saccharomyces cerevisiae và chúng được sử dụng làm chất độn trong phân bón để hỗ trợ thực vật phù du hoặc chế phẩm sinh học. Một nghiên cứu cho thấy V.parahaemolyticus chủng 12 có thể phát triển trên môi trường chứa trehalose, L-glutamic, KH2PO4 và K2HPO4. Trong nghiên cứu này tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức bổ sung CNP thấp hơn so với các nghiệm thức không cung cấp CNP; đặc biệt là tỷ lệ sống của tôm giữa hai nghiệm thức nhiễm V. parahaemolyticus (PC) và PC + CNP. Tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức PC + CNP giảm khoảng 11% so với tôm ở nghiệm thức PC. Điều này chỉ ra rằng việc cung cấp CNP đã làm tăng mật độ V.parahaemolyticus, do đó tỷ lệ sống ở các nghiệm thức chứa CNP có tác động gián tiếp đến tôm thẻ. 

Cacbon, nitơ và photpho là những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của cơ thể: là thành phần cấu tạo nên tế bào chất, axit amin, axit nucleic, coenzyme nucleotide, phospholipid, lipopolyshacrarides và axit teichoic, đặc biệt là vi khuẩn dị dưỡng. Việc cung cấp CNP sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng và các vi sinh vật khác trong nước ao/bể, bao gồm cả Vibrio sp. Trong nghiên cứu này, việc bổ sung C, N và P (15:1:0,1) vào môi trường nước đã cung cấp chất dinh dưỡng cho V. parahaemolyticus phát triển nhanh chóng, do đó V. parahaemolyticus tăng trưởng gấp ba lần ở các nghiệm thức bổ sung CNP so với các nghiệm thức không có CNP và gây ra những ảnh hưởng lớn hơn đến tôm nuôi.


Chế độ ăn chứa LAB, đặc biệt là chủng L. plantarum, đã cải thiện đáng kể phản ứng miễn dịch ở tôm thẻ. Việc cung cấp trehalose, axit glutamic, KH2PO4 và K2HPO4 với tỷ lệ C: N: P là 15: 1: 0,1 trong thí nghiệm đã làm tăng tỷ lệ chết của tôm và khả năng bùng phát AHPND ở tôm thẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung L.plantarum vào thức ăn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết, cũng như tỷ lệ nhiễm AHPND khi có CNP. Do đó, L.plantarum có thể là một ứng cử viên để giảm AHPND trong nuôi tôm thâm canh. 
Đăng ngày 25/10/2021
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 03:41 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 03:41 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 03:41 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 03:41 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 03:41 26/01/2025
Some text some message..