Bổ sung Nucleotide kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nucleotide là một chất có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột của vật nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Nucleotide cũng như những lợi ích của nó đối với động vật thủy sản.

Bổ sung Nucleotide giúp kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng
Bổ sung Nucleotide giúp kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng

Nucleotide và ứng dụng của nó trên động vật thủy sản


Nucleotide được cấu tạo từ 3 thành phần: đạm (purine hay pyrimidine), đường pentose, một hoặc nhiều nhóm phosphate. Nucleotide là thành phần cơ bản để cấu tạo nên acid nucleic (DNA hoặc RNA). Theo Walker (1995), nucleotide là những chất “bán cần thiết” cho động vật có vú, gia cầm và cá.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của nucleotide đối với động vật thủy sản trên thế giới. Theo đó, cơ thể của động vật thủy sản có thể tự tổng hợp được nucleotide. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vật nuôi dễ bị stress do nhiều nguyên nhân như: điều kiện dinh dưỡng mất cân bằng, chất lượng nước nuôi kém, điều kiện thời tiết không thuận lợi… điều này sẽ làm hưởng đến khả năng tổng hợp nucleotide ở vật nuôi do đó dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch của vật nuôi bị suy giảm và dễ mẫn cảm với mầm bệnh, khiến khả năng xảy ra dịch bệnh rất cao.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung nucleotide sẽ giúp người nuôi giảm sử dụng bột cá. Vì nucleotide khắc phục được nhược điểm của protein thực vật. Qua đó, sẽ giúp người nuôi tiết kiệm chi phí.

Theo kết quả của một thử nghiệm được hãng Bioiberica thực hiện trên cá Rô phi trong vòng 135 ngày. Việc bổ sung 500ppm nucleotide sẽ giúp cá Rô phi tăng tỉ lệ sống, cải thiện đáng kể về trọng lượng và FCR.

Trong một thử nghiệm khác trên cá Hồi nuôi (Nucleoforce fish, Bioiberica) tại Chile, việc bổ sung 300ppm nucleotide vào khẩu phần ăn sẽ giúp cá Hồi gia tăng đáng kể khả năng kháng bệnh Pisciricketsia salmonis- một trong những dịch bệnh gây thiệt hại năng nề trên cá Hồi nuôi. Ngoài ra, từ ngày nuôi thứ 70, cá Hồi được cho ăn thức ăn có bổ sung nucleotide sẽ có trọng lượng cao hơn nhóm còn lại.

Trong một thử nghiệm trên cá chẽm giống trong vòng 60 ngày tại Bồ Đào Nha (Nucleoforce fish, Bioiberica) cho thấy việc bổ sung 1000ppm nucleotide sẽ giúp cá tăng trưởng nhanh hơn và có khả năng tiêu hóa tốt hơn so với nhóm đối chứng.

Một thử nghiệm khác cũng do hãng Bioiberica tiến hành tại Tây Ban Nha trên cá tráp đầu vàng trọng lượng 11g trong 134 ngày. Kết quả cho thấy, việc bổ sung 250ppm nucleotide giúp cá tăng trưởng tốt hơn và có hệ số FCR cao hơn nhóm còn lại.

Hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn rất ít nghiên cứu cũng như các ứng dụng thực tế của nucleotide trong dinh dưỡng thủy sản.

Lợi ích của nucleotide đối với tôm thẻ chân trắng

 

Các nhà khoa học đến từ Đại học Ninh Ba (Trung Quốc) đã tiến hành một thử nghiệm cho ăn trong vòng 8 tuần nhằm đánh giả ảnh hưởng của việc bổ sung men giàu nucleotide lên tăng trưởng, hệ miễn dịch và đường ruột của tôm thẻ chân trắng. 

 480 con Tôm có kích cỡ (1.86 ± 0.02 g) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức( 30 con/bể), lặp lại 4 lần. Mức độ bổ sung nucleotide trong từng nghiệm thức như sau:

Kết quả không có khác biệt về tỉ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, nghiệm thức bổ sung (50g/kg men) có tăng trọng(WG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt( SGR), và hiệu quả sử dụng đạm(PER) cao hơn nhóm đối chứng, đồng thời hệ số FCR cũng thấp nhất. Bên cạnh đó, hoạt động của lyzozyme và serum phenoloxidase, độ dày của nhu mao ruột ở nhóm này cũng cao hơn các nhóm khác.

Đối với nghiệm thức bổ sung 30g/kg men thì có độ dày thành ruột cũng như hoạt động lyzozyme cao hơn nhóm đối chứng.

Kết Luận: Bổ sung nucleotide từ 30-50g/kg men sẽ giúp kích thích tăng trưởng, khả năng miễn dịch và tăng độ dày thành ruột của tôm thẻ chân trắng.

Đăng ngày 03/04/2018
AN LÊ Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 07:54 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 07:54 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 07:54 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 07:54 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 07:54 12/01/2025
Some text some message..