“Bong bóng” thủy sản

Thủy sản, một trong những ngành kinh tế chủ lực của ĐBSCL, đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Hàng loạt doanh nghiệp (DN) đang đứng trước nguy cơ phá sản. Đó là hệ quả của sự phát triển quá nóng của ngành trong thời gian qua khi người người, nhà nhà đua nhau đầu tư nuôi trồng, xây dựng nhà máy chế biến.

bong bóng thủy sản

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, hiện có rất nhiều nhà máy chế thủy sản chỉ còn hoạt động cầm chừng từ 10 - 30% công suất. Trong tổng số các DN thì có đến 70 – 80% đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Nguyên nhân chính đẩy các DN này đến bờ vực phá sản vì “sống” dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng, nên khi không được “tiếp máu” thì những DN này phải ngừng hoạt động.

Sâu xa của thực trạng này còn là vấn đề từ phía chính bản thân DN. Hơn 5 năm trước, nghề nuôi tôm sú và cá tra bắt đầu phát triển, nhiều người nhìn nhận lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu quá “ngon ăn” nên đua nhau xây nhà máy. Hồi cuối năm 2009, số lượng nhà máy chế biến thủy sản toàn vùng ĐBSCL đạt xấp xỉ con số 200, tổng công suất thiết kế hơn 1,2 triệu tấn/năm. Nếu so với năm 2003, thì số nhà máy tăng gấp 2,3 lần còn công suất thiết kế tăng đến 2,7 lần. Nhiều nhà máy được xây dựng ở cả những địa bàn không có vùng nguyên liệu. Vào thời điểm đó, nhiều người cảnh báo năng lực chế biến của các nhà máy đã vượt xa khả năng cung ứng nguyên liệu của vùng và trên thực tế, nhiều nhà máy đã không thể hoạt động hết công suất vì thiếu nguyên liệu.

Bên cạnh sự “bùng nổ” của các nhà máy, nhiều nông dân cũng ồ ạt chuyển đất vườn, đất lúa sang đào ao nuôi tôm, thả cá. Thậm chí ngành nông nghiệp còn khẳng định và khuyến khích nông dân nuôi tôm sú nước ngọt. Một thời gian ngắn sau đó, thực tế chứng minh nuôi tôm sú nước ngọt là không thể.

Chính sự phát triển quá nóng, không có quy hoạch của ngành thủy sản giống như một cái bong bóng. Nó đã bị thổi lên quá to vượt giới hạn nên dẫn đến sụp đổ cũng là điều dễ hiểu. Trước thực tế này, nhiều người xem như cơ hội để “thanh lọc” bớt những DN yếu kém trong ngành. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương cũng cần xem xét, quy hoạch vùng nuôi một cách hợp lý hơn.

Thanh Niên
Đăng ngày 25/05/2012
Bảo Nguyên
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 04:24 22/05/2024

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 04:24 22/05/2024

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 04:24 22/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 04:24 22/05/2024

Phèn ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể phớt lờ. Tuy không có mặt tự nhiên trong nước, nhưng sự tích tụ của phèn từ các nguồn khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho quá trình nuôi tôm như giai đoạn lột xác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:24 22/05/2024