Bột vi khuẩn Methylococcus capsulatus- nguồn protein lý tưởng thay thế bột cá

Gần đây, các vấn đề sinh thái và kinh tế đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp bột cá (FM) vốn là nguồn cung cấp protein chính cho tôm. Điều này đã kích hoạt một cuộc tìm kiếm các nguồn protein thay thế trong chế độ ăn uống để sản xuất tôm.

bột cá
Bột cá là sản phẩm giàu đạm, đạm của bột cá biển là đạm hoàn hảo vì chúng chứa đủ các axit amin không thay thế.

Nghiên cứu mới đây của nhóm khoa học người Trung Quốc cho thấy việc thay thế FM bằng một loại đạm vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, đồng thời tăng khả năng đề kháng bệnh trên tôm thẻ chân trắng.

Đạm đơn bào (single cell protein- SCP) được tạo ra từ sinh khối của nhiều loài vi sinh vật có hàm lượng protein cao, trong đó có vi khuẩn oxy hóa methan. Ưu điểm của loại đạm này là có thành phần dinh dưỡng cao, được chủ động sản xuất trong các thiết bị lên men với cơ chất là nhiều dạng chất thải hữu cơ, hoàn toàn không phụ thuộc vào diện tích trồng trọt, chăn nuôi hay ảnh hưởng của khí hậu như các loại đạm động thực vật. Protein đơn bào được sử dụng trong chăn nuôi như nguồn thay thế protein truyền thống (từ thực vật và động vật) ngày càng được quan tâm nghiên cứu trước tình hình an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. 

Các vi sinh vật thường được sử dụng cho mục đích sản xuất SCP gồm nấm men (Saccharomyces cerevisiae, Pichia pastoris, Candida utilis, Geotrichum candidum), nấm sợi (Aspergillus oryzae, Fusarium venenatum, Sclerotium rolfsii, Polyporus, Trichoderma), vi khuẩn (Rhodopseudomonas capsulate, Methylococcus capsulatus)… Để tạo lượng sinh khối lớn, các vi sinh vật này được nuôi trên các loại cơ chất khác nhau, đặc biệt nhiều loại chất thải và phụ phẩm hữu cơ có thể được tận dụng (Khan, Dahot, 2010)

Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc thay thế FM bằng bột vi khuẩn Methanotroph (Methylococcus capsulatus) đối với sự tăng trưởng, khả năng chống oxy hóa, hình thái đường ruột và hệ vi sinh vật đường ruột của tôm thẻ chân trắng  (Litopenaeus vannamei). 

vi khuẩn
Vi khuẩn Methanotroph (Methylococcus capsulatus)

Chế độ ăn cơ bản được xây dựng chứa 25% FM, sau đó là 15, 30 và 45% FM được thay thế bằng bột vi khuẩn Methanotrop BPM, các chế độ ăn này được xác định tương ứng là FM, BPM15, BPM30 và BPM45. Tôm có trọng lượng (0,88 ± 0,01 g) được cho ăn các chế độ ăn thử nghiệm trong 7 tuần. Sau đó tôm được cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus kéo dài 12 ngày để kiểm tra tỷ lệ sống và khả năng kích hoạt miễn dịch.

Kết quả sau 7 tuần sử dụng chế độ ăn chứa bột vi khuẩn thì không có quá nhiều sự khác biệt về hiệu suất tăng trưởng giữa bốn nghiệm thức. Tuy nhiên, hàm lượng malondialdehyde và hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong gan tụy tăng lên đáng kể khi tăng mức BPM. 

Đối với mô học ruột, độ dày lớp cơ tròn tăng ở nghiệm thức bổ sung 45% BPM. Chiều cao nếp gấp niêm mạc của tôm ăn BPM45 cao hơn đáng kể so với tôm ăn BPM15. Chiều rộng của các nếp gấp niêm mạc ở BPM15 và BPM30 đã giảm so với nghiệm thức cho ăn bột cá.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung 45% BPM làm vi nhung mao đường ruột tôm suy giảm và hiện tượng căng thẳng lưới nội chất ở tôm xảy ra cao hơn so với nghiệm thức cho ăn bột cá. Tuy nhiên, BPM trong chế độ ăn đã cải thiện sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột và nhiều vi sinh có lợi hơn như Pseudoalteromonas , RuegeriaLactobacillus cũng như hệ vi sinh vật ít có hại hơn như Vibrio được tìm thấy trong ruột tôm ở nghiệm thức BPM45. 

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy thay thế bột cá bằng bột vi khuẩn Methylococcus capsulatus không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng và sử dụng thức ăn của tôm. Chế độ ăn có nhiều BPM làm tăng mức độ oxy hóa trong gan tụy của tôm và tăng chiều cao các nếp gấp niêm mạc, cải thiện cấu trúc hệ vi sinh vật đường ruột và tăng khả năng kháng bệnh của tôm.
Nguồn: YongkangChen et al (2021). Replacement of fish meal with Methanotroph (Methylococcus capsulatus, Bath) bacteria meal in the diets of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei), ScienceDirect, Aquaculture, 30/08/2021.
Đăng ngày 11/11/2021
Như Huỳnh
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 13:15 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 13:15 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 13:15 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:15 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 13:15 25/11/2024
Some text some message..