BR-VT: Người nuôi tôm Phước Thuận “đánh bạc” với trời

Xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) là một trong những địa phương được quy hoạch phát triển vùng thâm canh nuôi tôm của tỉnh, dẫu có nhiều thuận lợi nhưng vùng đất này vẫn trải qua không ít thăng trầm với nghề nuôi tôm.

nuoi tom ba ria vung ta
Anh Lê Quang Hùng (phường 12, TP.Vũng Tàu) nuôi tôm trên ruộng muối

Sau thất bại của nghề nuôi tôm sú, từ năm 2008, nhiều hộ đã “phất” trở lại nhờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng bây giờ, Phước Thuận đang trở lại cảnh đìu hiu...

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi lý tưởng cho người nuôi tôm trong tỉnh sau những thất bại liên tiếp khi nuôi con tôm sú. Chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, thời gian đầu, nhiều hộ thắng lớn. Người nuôi tôm cho biết, giống tôm thẻ sống khỏe, ít bệnh tật, thời gian nuôi ngắn, ít rủi ro, mau thu lợi nên cho hiệu quả kinh tế cao.

Thấy tôm thẻ chân trắng dễ nuôi, nhiều người dân mạnh dạn đào ao, cải tạo đùng tăng diện tích nuôi, khu nuôi tôm thẻ chân trắng Phước Thuận vì vậy phình ra nhanh chóng. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển ồ ạt, thu lãi tiền tỉ thì kịch bản “tôm chết hàng loạt, nông dân vỡ nợ” lại tái diễn trên giống tôm “ngoại lai” này. Người nuôi bắt đầu e ngại, thận trọng không dám mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích nuôi như trước đây.

Ông Huỳnh Văn Nam, trú tại ấp Ông Tô cho biết, gia đình ông gắn bó với con tôm đã hơn 10 năm nay. Vài năm trở lại đây, thấy nuôi tôm sú ít hiệu quả, ông đã chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Mấy vụ đầu thắng lớn, có năm chỉ với diện tích 5 sào, thu hoạch được hơn 4 tấn/vụ, với giá 80.000 – 90.000 đồng/kg, ông lãi hơn 160 triệu đồng.

Thế nhưng, đầu tháng 3-2012, lứa tôm mới 25 – 30 ngày tuổi của gia đình ông bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, ông lỗ hơn 100 triệu đồng. Trong đợt dịch này, không chỉ có ông Nam mà còn nhiều hộ nuôi tôm trắng tay. Tôm thẻ chết, ông Nam lại quay lại với con tôm sú, hiện diện tích nuôi tôm sú của gia đình ông hơn 8 sào. “Nay chọn đối tượng nuôi này, mai chọn đối tượng nuôi khác theo kiểu đèn cù, nhiều lúc chúng tôi thấy bất an vì không biết rủi ro sẽ đến lúc nào” - ông Nam buồn bã nói.

Ông Mai Văn Ngọc cũng trú ở ấp Ông Tô cho biết, hiện tại gia đình ông đang có khoảng 2,4 ha nuôi tôm, nhưng ông chỉ nuôi 3 sào tôm thẻ chân trắng với hơn 10 vạn con giống. “Tôi chỉ nuôi cầm chừng để chờ thời cơ, chứ không dám mạnh tay đầu tư như các vụ trước đây” - ông Mai Văn Ngọc chia sẻ.

Được biết, trong đợt dịch đầu năm vừa rồi, gia đình ông Ngọc nuôi 6 ao với diện tích 1,5 ha, tôm chết hàng loạt, lỗ gần 300 triệu đồng. “Mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý, cải tạo đáy ao và kỹ thuật nuôi, nhưng chỉ mới nuôi được khoảng 25 – 30 ngày, tôm chết lác đác vài con rồi sau đó chết trắng ao” - ông Mai Văn Ngọc cho biết.

Hiện nay, dù đã chính thức bước vào vụ nuôi tôm thẻ chân trắng mới, nhưng những vùng nuôi tôm của tỉnh vẫn đìu hiu. Riêng địa bàn xã Phước Thuận chỉ mới có 50 hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích khoảng 200 ha, chiếm 30% diện tích theo kế hoạch. Hầu hết các hộ tham gia nuôi tôm đều chưa dám mạnh dạn đầu tư để mở rộng diện tích do tâm lý e ngại. Một số hộ mới bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đầu tiên, tuy nhiên diện tích nuôi rất nhỏ, chủ yếu nuôi để lấy kinh nghiệm.

“Thất bại của những vụ trước là nguyên nhân làm cho người nuôi tôm thận trọng hơn trong các vụ sau” - ông Huỳnh Văn Nam nói.

Tôm thẻ chân trắng có ưu điểm khỏe, kháng bệnh tốt, thời gian nuôi ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 tháng nên được nhiều người nuôi ưa chuộng. Mấy năm trở lại đây, tôm thẻ chân trắng đã xuất hiện một số căn bệnh lạ, gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Một số hộ dân có kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm cho biết, hiện tượng tôm thẻ chân trắng chết rất giống nhau, lúc đầu là dấu hiệu bỏ ăn, sau đó chết lai rai một số con, một vài ngày sau tôm chết trắng ao.

Tuy nhiên, đến nay các nhà chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân tôm chết là do bệnh gì, khiến người nuôi hết sức hoang mang. “Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được nguyên nhân tôm chết do mắc bệnh gì, nên chưa có giải pháp cụ thể để khuyến cáo cho bà con nông dân” - ông Võ Đức Chính, Trạm phó Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Xuyên Mộc, cho biết.

Theo kết quả khảo sát mẫu của Chi cục NTTS hồi đầu tháng 4 được biết, nguyên nhân tôm chết là do bị hoại tử gan tụy. Nhưng theo nhận định của các hộ dân nuôi trồng, chất lượng tôm giống cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sức kháng bệnh của tôm, tôm chết một phần có thể do chất lượng tôm giống kém, không bảo đảm khả năng sinh trưởng và phát triển.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cơ sở sản xuất con giống tôm thẻ nào, bà con nông dân chủ yếu mua giống trôi nổi ở ngoài, chất lượng con giống chưa được kiểm soát, khi nuôi được một thời gian ngắn tôm thường nhiễm bệnh và chết.

Do không có nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu nên người nuôi chủ yếu phải mua con giống chưa qua kiểm dịch để loại trừ các mầm bệnh nên gặp rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nhiều khả năng tôm chết không nằm ngoài chất lượng tôm giống kém. Bà con nuôi tôm ở Phước Thuận kiến nghị, tỉnh nên quy hoạch một vùng sản xuất con giống để đảm bảo uy tín, chất lượng cung ứng cho người nuôi.

Theo khuyến cáo của ông Võ Đức Chính, Trạm phó Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Xuyên Mộc, để hạn chế dịch bệnh, bà con nuôi tôm nên xử lý kỹ nền đáy ao trước khi đưa vào nuôi vụ tôm tiếp theo. Nếu ao đã từng xảy ra dịch bệnh thì nên cho ao nghỉ nuôi một thời gian, khi nào có nước mặn thì thả nuôi tiếp.

Nếu thả nuôi vào dịp Tết, bà con nên thả trước Tết 1 tháng hoặc sau Tết 1 tháng để tránh thời tiết lạnh, tôm dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra, bà con nông dân nên chọn mua con giống ở các cở sở uy tín, đã qua kiểm dịch loại trừ mầm bệnh để bảo đảm chất lượng tôm giống.

báo BR-VT
Đăng ngày 31/08/2012
Nuôi trồng

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 14:07 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 14:07 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 14:07 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 14:07 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 14:07 04/05/2024