Bùng phát dịch bệnh đốm trắng ở Ấn Độ

Hội chứng đốm trắng đang làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ. Khoảng 30.000 nông dân vẫn mong chờ Chính phủ Ấn Độ có biện pháp kiềm hãm sự bùng phát của dịch bệnh.

Bùng phát dịch bệnh đốm trắng ở Ấn Độ
Tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng

Trong quá khứ, dịch bệnh đốm trắng cũng là nguyên nhân kéo giảm sản lượng và gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi nuôi tôm sú ở thành phố Nellore, Ấn Độ. Ngành nuôi tôm sú đã từng phát triển mạnh ở Ấn Độ vào những năm 1992 -1994, lợi nhuận cao cùng với việc sớm ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng đã giúp diện tích nuôi tôm sú ở Nellore nhanh chóng mở rộng. Tuy nhiên, mặt trái là dịch bệnh bắt đầu bùng nổ và mất kiểm soát trên diện rộng dẫn đến ngành tôm sú lao dốc. Giai đoạn 1999 – 2000, sản lượng tôm sú giảm sút do dịch bệnh hoành hành, tôm càng xanh dần trở thành đối tượng nuôi phổ biến và chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành thủy sản Ấn Độ.

Năm 2009, Ấn Độ bắt đầu thay đổi đối tượng nuôi sang tôm thẻ chân trắng, ngành tôm nước lợ tăng trưởng trở lại. Cho đến nay, sản lượng tôm thẻ chân trắng đã chiếm hơn 90% sản lượng toàn ngành tôm, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ. Tuy nhiên, giờ đây nông dân lại một lần nữa phải đối mặt với vấn đề dịch bệnh đang xảy ra trên tôm nuôi. Các nhà khoa học cho biết, tôm thẻ chân trắng đang thất thu nghiêm trọng do dịch bệnh, nguyên dân có thể là do thời tiết trong gió mùa đã tạo điều kiện cho mầm bệnh xuất hiện và lây lan. Tiến hành lấy mẫu kiểm tra ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng, kết quả cho thấy tất cả ao nuôi đều có các mầm bệnh phổ biến trên tôm như: hội chứng đốm trắng (WSSV), bệnh đen mang (BGD), hội chứng tử vong liên tục (RMS), hội chứng lỏng vỏ (LSS), hội chứng phân trắng (WFS), bệnh trắng cơ (WMD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN). Nông dân Ấn Độ đang băn khoăn vì các ao nuôi xuất hiện mầm bệnh vẫn đảm bảo an toàn sinh học và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đo lường theo khuyến cáo của nhà chức trách, điều này làm dấy lên nghi ngờ là Chính phủ đã không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn dịch và các tiêu chuẩn cho ao nuôi đã không có giá trị áp dụng thực tiễn.

Một nông dân ở thành phố Nellore nói.“Các nhà khoa học nhiều lần đến thăm ao nuôi và tổ chức tọa đàm với nông dân nhưng không ai tìm ra được biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Nhà chức trách đã phản ứng quá chậm chạp và không có bất cứ hiệu quả nào, phải chăng dịch bệnh đã không còn kiểm soát được nữa”. Đây cũng đang là lo lắng chung của những người nuôi tôm ở Ấn Độ.

The Hans India

Đăng ngày 01/10/2019
THẢO NGUYỄN Lược dịch
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:17 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:17 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:17 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:17 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:17 20/04/2024