Bước ngoặt trong nuôi trồng thủy sản

Các nhà nghiên cứu cho biết, những kỹ thuật khoa học tiên tiến trong các dịch vụ y tế của con người có thể được áp dụng để cải thiện hiệu suất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi thủy sản trên biển
Áp dụng kỹ thuật khoa học để cải thiện hiệu suất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: New Atlas

Kế hoạch về đổi mới thực phẩm xanh  

Bouley - Giám đốc điều hành của BioFeyn, đã trình bày tại  Hội nghị thượng đỉnh về đổi mới thực phẩm xanh về cách công ty khởi nghiệp đang tìm phương pháp nâng cao đáng kể thời hạn sử dụng và khả năng hấp thụ của các thành phần trong thức ăn cho cá. 

Dữ liệu nghiên cứu cho biết có khoảng 350 triệu con cá hồi được thu hoạch từ các trang trại Na Uy vào năm 2021, ngành công nghiệp đã đặt mục tiêu sản xuất ít nhất là gấp 4 lần vào năm 2050. Một trong những vấn đề lớn nhất cần giải quyết để làm được điều này là cần thông qua việc nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong lĩnh vực thức ăn thủy sản - chiếm hơn 50% chi phí sản xuất và hơn 80% lượng khí thải CO2 từ việc nuôi cá hồi. 

Cho cá ăn

Cần thông qua việc nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong lĩnh vực thức ăn thủy sản. Ảnh: Loch Duart Salmon 

Ngành công nghiệp đang đối mặt với một loạt khó khăn đến từ các yếu tố liên quan đến vấn đề về thức ăn chăn nuôi có thể làm tê liệt sản xuất trong những năm tới. Thứ nhất, nhu cầu về cá hồi đang tăng lên. Thứ hai là các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một giảm dần và được bảo tồn chặt chẽ, gắt gao hơn. Thứ ba là các chuỗi cung ứng đã bị thắt chặt vì nạn dịch covid và chiến tranh bùng nổ. Sự gia tăng về sản xuất nguồn thức ăn thay thế từ các nguyên liệu như tảo, côn trùng, nấm men rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để ngành công nghiệp thức ăn thủy sản có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường hiện nay. 

Ngành công nghiệp này cần có sự biến hóa trong việc chuyển đổi công nghệ thức ăn để tạo ra bước tiến bộ theo cấp số nhân và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Bằng cách chuyển dịch công nghệ y học ban đầu được phát triển dành cho con người, họ có thể kéo dài thời hạn sử dụng các thành phần quan trọng trong thức ăn, gia tăng khả năng và mức độ hấp thụ của vật nuôi, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để cải thiện sức khỏe và tính bền vững của cá. 

Tiến trình thực hiện 

Các công ty đang tiến hành phát triển một loạt sản phẩm có chứa các thành phần nâng cao bằng cách sử dụng “kỹ thuật khoa học Nano tiên tiến trong y học dành cho người”, được đóng gói trong một lớp vỏ có thể phân hủy sinh học. Sau đó, chúng được thêm vào thức ăn thông thường cho cá để tăng hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể của vật nuôi. Một số thành phần có giá trị nhất (về mặt sinh học và tài chính) trong thức ăn chăn nuôi, ví dụ như: omega, astaxanthin (một chất chống oxy hóa), vitamin và khoáng chất.

Đây là tất cả các nguyên liệu đảm nhiệm chức năng quan trọng trong thức ăn chăn nuôi, nhưng thường gặp phải nhiều trở ngại vì những nguyên do khác nhau, chẳng như hạn sử dụng ngắn, khả năng hấp thụ kém hoặc bị vô hiệu hóa khi trộn với các chất phụ gia có giá trị cao khác. 

Công nghệ nano

Sử dụng kỹ thuật khoa học nano trong tiến trình nghiên cứu thực phẩm cho cá. Ảnh: nano-magazine.com

Nghiên cứu đã xác thực một số giả thuyết về mặt khả dụng sinh học và sự kết hợp của các thành phần quan trọng. Hiện các nhà khoa học đang hướng tới việc thử nghiệm các cải tiến này trên cá sống. Việc chuyển đổi từ phòng thí nghiệm sang ngành công nghiệp luôn là một thách thức lớn đối với các công ty khởi nghiệp. Ngay cả số lượng tương đối nhỏ mà họ cần để thử nghiệm cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt về quy mô. 

Công ty khởi nghiệp đã huy động được số vốn là 2 triệu đô la, đến từ các nhà đầu tư lớn bao gồm Nova Sea - một trong những nhà sản xuất cá hồi lớn nhất của Na Uy. Hiện, các công ty này vẫn đang tìm cách huy động thêm 2 triệu đô la để tuyển dụng các nhà nghiên cứu mới, đồng thời tìm kiếm “những bộ óc giỏi nhất trong lĩnh vực kinh doanh” để cùng hợp tác. Đây là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ một phần nào đó và chứng minh giá trị của việc cải tiến thức ăn. Bên cạnh đó Bouley cho biết, ông đang làm việc với nhóm cung cấp nguồn dữ liệu và duy trì tính bền vững tại Nova Sea để hiểu rõ hơn về những thách thức lớn nhất họ đang đối mặt và xác định nơi thích hợp có thể áp dụng công nghệ BioFeyn để trợ giúp cho họ. 

Đăng ngày 03/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 21:19 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:19 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 21:19 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 21:19 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 21:19 04/12/2024
Some text some message..