Bước ngoặt trong nuôi trồng thủy sản

Các nhà nghiên cứu cho biết, những kỹ thuật khoa học tiên tiến trong các dịch vụ y tế của con người có thể được áp dụng để cải thiện hiệu suất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi thủy sản trên biển
Áp dụng kỹ thuật khoa học để cải thiện hiệu suất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: New Atlas

Kế hoạch về đổi mới thực phẩm xanh  

Bouley - Giám đốc điều hành của BioFeyn, đã trình bày tại  Hội nghị thượng đỉnh về đổi mới thực phẩm xanh về cách công ty khởi nghiệp đang tìm phương pháp nâng cao đáng kể thời hạn sử dụng và khả năng hấp thụ của các thành phần trong thức ăn cho cá. 

Dữ liệu nghiên cứu cho biết có khoảng 350 triệu con cá hồi được thu hoạch từ các trang trại Na Uy vào năm 2021, ngành công nghiệp đã đặt mục tiêu sản xuất ít nhất là gấp 4 lần vào năm 2050. Một trong những vấn đề lớn nhất cần giải quyết để làm được điều này là cần thông qua việc nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong lĩnh vực thức ăn thủy sản - chiếm hơn 50% chi phí sản xuất và hơn 80% lượng khí thải CO2 từ việc nuôi cá hồi. 

Cho cá ăn

Cần thông qua việc nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong lĩnh vực thức ăn thủy sản. Ảnh: Loch Duart Salmon 

Ngành công nghiệp đang đối mặt với một loạt khó khăn đến từ các yếu tố liên quan đến vấn đề về thức ăn chăn nuôi có thể làm tê liệt sản xuất trong những năm tới. Thứ nhất, nhu cầu về cá hồi đang tăng lên. Thứ hai là các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một giảm dần và được bảo tồn chặt chẽ, gắt gao hơn. Thứ ba là các chuỗi cung ứng đã bị thắt chặt vì nạn dịch covid và chiến tranh bùng nổ. Sự gia tăng về sản xuất nguồn thức ăn thay thế từ các nguyên liệu như tảo, côn trùng, nấm men rất được hoan nghênh. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để ngành công nghiệp thức ăn thủy sản có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của thị trường hiện nay. 

Ngành công nghiệp này cần có sự biến hóa trong việc chuyển đổi công nghệ thức ăn để tạo ra bước tiến bộ theo cấp số nhân và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Bằng cách chuyển dịch công nghệ y học ban đầu được phát triển dành cho con người, họ có thể kéo dài thời hạn sử dụng các thành phần quan trọng trong thức ăn, gia tăng khả năng và mức độ hấp thụ của vật nuôi, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để cải thiện sức khỏe và tính bền vững của cá. 

Tiến trình thực hiện 

Các công ty đang tiến hành phát triển một loạt sản phẩm có chứa các thành phần nâng cao bằng cách sử dụng “kỹ thuật khoa học Nano tiên tiến trong y học dành cho người”, được đóng gói trong một lớp vỏ có thể phân hủy sinh học. Sau đó, chúng được thêm vào thức ăn thông thường cho cá để tăng hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể của vật nuôi. Một số thành phần có giá trị nhất (về mặt sinh học và tài chính) trong thức ăn chăn nuôi, ví dụ như: omega, astaxanthin (một chất chống oxy hóa), vitamin và khoáng chất.

Đây là tất cả các nguyên liệu đảm nhiệm chức năng quan trọng trong thức ăn chăn nuôi, nhưng thường gặp phải nhiều trở ngại vì những nguyên do khác nhau, chẳng như hạn sử dụng ngắn, khả năng hấp thụ kém hoặc bị vô hiệu hóa khi trộn với các chất phụ gia có giá trị cao khác. 

Công nghệ nano

Sử dụng kỹ thuật khoa học nano trong tiến trình nghiên cứu thực phẩm cho cá. Ảnh: nano-magazine.com

Nghiên cứu đã xác thực một số giả thuyết về mặt khả dụng sinh học và sự kết hợp của các thành phần quan trọng. Hiện các nhà khoa học đang hướng tới việc thử nghiệm các cải tiến này trên cá sống. Việc chuyển đổi từ phòng thí nghiệm sang ngành công nghiệp luôn là một thách thức lớn đối với các công ty khởi nghiệp. Ngay cả số lượng tương đối nhỏ mà họ cần để thử nghiệm cũng đòi hỏi một bước nhảy vọt về quy mô. 

Công ty khởi nghiệp đã huy động được số vốn là 2 triệu đô la, đến từ các nhà đầu tư lớn bao gồm Nova Sea - một trong những nhà sản xuất cá hồi lớn nhất của Na Uy. Hiện, các công ty này vẫn đang tìm cách huy động thêm 2 triệu đô la để tuyển dụng các nhà nghiên cứu mới, đồng thời tìm kiếm “những bộ óc giỏi nhất trong lĩnh vực kinh doanh” để cùng hợp tác. Đây là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ một phần nào đó và chứng minh giá trị của việc cải tiến thức ăn. Bên cạnh đó Bouley cho biết, ông đang làm việc với nhóm cung cấp nguồn dữ liệu và duy trì tính bền vững tại Nova Sea để hiểu rõ hơn về những thách thức lớn nhất họ đang đối mặt và xác định nơi thích hợp có thể áp dụng công nghệ BioFeyn để trợ giúp cho họ. 

Đăng ngày 03/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi giá tôm có thể tăng vào thời điểm nguồn cung thấp. Tuy nhiên, mùa mưa cũng mang đến nhiều yếu tố bất lợi, như sự biến đổi lớn về thời tiết, chất lượng nước, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn cho tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 30/10/2024

Tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

Vỏ tôm
• 10:18 29/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 20:45 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 20:45 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 20:45 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 20:45 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 20:45 02/11/2024
Some text some message..