Bước tiến của ngành nuôi tôm Kiên Giang

Từ một tỉnh chuyên canh lúa, nhờ đầu tư, khuyến khích người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm theo hướng hàng hóa, áp dụng công nghệ cao, Kiên Giang đang trở thành địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất, nhì vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bước tiến của ngành nuôi tôm Kiên Giang
Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn, với hồ nổi lót bạt, có mái che ở Trại thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản Thứ Sáu Biển, huyện An Biên, Kiên Giang.

Phá thế độc canh cây lúa

Trở lại vùng U Minh Thượng lần này, chúng tôi đến một địa danh “có tiếng” nghèo khó, đó là xứ Cạnh Ðền, một ấp thuộc xã Vĩnh Phong - nơi có phong trào chuyển dịch từ độc canh cây lúa, sang mô hình canh tác tôm - lúa mạnh nhất vùng. Ông Lê Tấn Nghi, người dân ở ấp Cạnh Ðền, khoe: “Hai héc-ta tôm càng xanh của tui vụ này thu hoạch ngót nghét 200 triệu đồng đấy! Năm nay, khá hơn năm ngoái, sản lượng và giá đều cao”. Chỉ tay về hướng có căn nhà khang trang, ông Nghi nói: “Bên anh Dân đang thu hoạch, bán giá 170.000 đồng/kg, cao hơn so với thời điểm tui bán. Cả xóm, vụ tôm năm nay ai cũng trúng mùa nên rất phấn khởi”.

Lão nông Lê Tấn Nghi kể, mới hơn mười năm trước cả huyện Vĩnh Thuận này còn nghèo khó lắm, hộ giàu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người nông dân chỉ có “sức trâu”, tư liệu sản xuất mỗi nhà chỉ dăm công ruộng, khá hơn thì một, hai héc-ta. Ruộng mỗi năm làm một vụ lúa mùa, nhiều thửa ruộng phèn mặn quá người ta bỏ cho cỏ năn, cỏ lác mọc. Nhưng rồi phong trào nuôi tôm sú nở rộ ở nhiều nơi, nông dân Vĩnh Thuận cũng nhập cuộc. Phó Giám đốc Hợp tác xã ấp Căn Cứ (xã Vĩnh Phong) Cô Văn Sửa cho biết: “Thấy người ta nuôi tôm, mình cũng bắt chước nuôi, đưa nước mặn vào ruộng. Cũng đào vuông, thả giống, cho ăn, xử lý ao nuôi… nhưng cứ thất bại. Ðến khi gặp kỹ sư nông nghiệp, nắm được quy trình, kỹ thuật mới thành công. Những cánh đồng cỏ năn, cỏ lác mọc um tùm ngày nào dần được cải tạo thành ruộng tôm, đất cũng từ đó mà có giá hơn”.

Năm 2017, toàn huyện Vĩnh Thuận có gần 23.000 ha đất nuôi tôm, với sản lượng hơn 12.500 tấn, tăng gần 20% so cùng kỳ năm 2016. Phần lớn sản lượng tôm tăng là do nông dân ưa con tôm càng xanh, nên chuyển dịch mạnh. Trong tổng sản lượng hơn 12.500 tấn tôm, tôm càng xanh chiếm gần một nửa. Những địa bàn nuôi tôm càng xanh nhiều và đang tiếp tục phát triển là các xã: Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Bình Minh, Vĩnh Phong, Tân Thuận và một phần của xã Vĩnh Thuận. Hiện giá tôm càng xanh loại I ở vùng U Minh Thượng, nhất là ở Vĩnh Thuận lên đến 180.000 đồng/kg. Ông Lê Minh Liệt, ngụ ấp Ðông Tranh, xã Vĩnh Bình Bắc cho biết, những năm qua nhờ giá tôm luôn ở mức cao mà kinh tế gia đình ông khá hơn trước. Ông nói: “Gia đình tôi có 7 ha nuôi tôm kết hợp trồng lúa, hằng năm cho lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng. Quy trình chăm sóc tôm, nhất là tôm càng xanh cũng “khỏe”, tận dụng gốc rạ, sinh vật trên ruộng lúa làm thức ăn cho tôm, cho nên giảm được chi phí”.

Cùng với Vĩnh Thuận, hai huyện khác trong vùng U Minh Thượng có diện tích nuôi tôm lớn là An Biên và An Minh. Theo đó, năm 2018 huyện An Biên có 19.622 ha nuôi tôm nước lợ, trong đó 17.522 ha luân canh tôm - lúa. Còn ở huyện An Minh, diện tích vụ tôm nuôi nước lợ 5 năm nay là hơn 47.768 ha, trong đó nông dân đã bắt đầu chuyển dịch từ nuôi tôm sú sang thả nuôi tôm càng xanh. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) huyện Vĩnh Thuận Võ Hoàng Nguyên, sở dĩ người dân U Minh Thượng bắt đầu chuộng con tôm càng xanh do giống tôm này chịu được thời tiết khắc nghiệt của vùng, giá bán lại cao hơn so với con tôm sú. Tôm càng xanh ở đây giá cao hơn tôm càng xanh ở các nơi khác còn vì chất lượng thịt ngon, ngọt, do được nuôi trong môi trường tự nhiên, ăn rong tảo, không ăn thức ăn công nghiệp. Do quá trình xử lý phèn, mặn trên đất hoang để nuôi tôm, cho nên từ lúc nào không biết, cây lúa bắt đầu sinh trưởng, cho năng suất cao và chỉ có giống lúa mùa, sử dụng phân bón hữu cơ, kháng sâu bệnh là phát triển tốt trên đất nuôi tôm. “Có thể nói ngay từ đầu, nông dân Vĩnh Thuận nói riêng và U Minh Thượng nói chung đã thực hiện khởi nghiệp nuôi tôm thoát nghèo bằng nông nghiệp “sạch”, tức là không phụ thuộc vào phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại khác”- ông Võ Hoàng Nguyên nói.


Nông dân huyện Vĩnh Thuận phân loại tôm càng xanh, xuất bán cho thương lái.

Hiện đại hóa nghề nuôi tôm

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giai đoạn 2012-2017, diện tích nuôi trồng thủy sản ở toàn tỉnh Kiên Giang đã tăng từ 163.761 ha lên 240.630 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh tăng từ 87.054 ha lên 119.488 ha. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 265.505 tấn, riêng sản lượng tôm nuôi đạt 80.000 tấn.

Ngoài vùng U Minh Thượng, thì vùng tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang cũng được quy hoạch sản xuất tôm nguyên liệu, với rất nhiều doanh nghiệp đang thả nuôi từ vài trăm đến cả nghìn héc-ta. Ðây là vùng sản xuất quy mô lớn, theo quy trình công nghệ cao. Công ty cổ phần Trung Sơn (xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương) vừa được Bộ NN và PTNT cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ðưa chúng tôi đi thăm khu nuôi tôm của đơn vị tại ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa, Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật Trương Minh Ðiền cho biết, toàn bộ diện tích nuôi là 650 ha, trong đó đang khai thác 350 ha, với hơn 170 ha mặt nước. Công ty Trung Sơn đang sản xuất tôm theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn, tất cả đều khép kín. Tôm bố mẹ được đơn vị nhập về từ Ha-oai (Mỹ) để sản xuất tôm giống tại tỉnh Bình Thuận, sau đó chuyển về vùng nuôi. Tôm giống bảo đảm an toàn dịch bệnh, đạt chứng nhận GlobalGAP. Khu nuôi của công ty có hệ thống lấy nước biển riêng, gồm kênh cấp, qua trạm bơm lên kênh cấp nổi, đến kênh nhánh cấp vào ao xử lý và cuối cùng là ao nuôi. “Hiện Công ty Trung Sơn đang nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn. Giai đoạn 1, tôm giống được ương trong nhà màng từ 25 đến 30 ngày. Ðây là khu nhà màng hiện đại, hoàn toàn không lệ thuộc thời tiết. Sau đó tôm được chuyển ra ao lót bạt đáy nuôi thương phẩm với mật độ từ 250 đến 400 con/m2. Tôm được thu hoạch đúng theo kích cỡ khách hàng đặt và chuyển về nhà máy của công ty để chế biến, xuất khẩu, Phó Tổng Giám đốc Trương Minh Ðiền cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang Ðặng Khánh Hồng cho biết: Ðể từng bước hiện đại hóa ngành nghề nuôi tôm, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang thực hiện sáu điểm trình diễn, chuyển giao quy trình nuôi tôm hai giai đoạn trong ao lót bạt cho người nuôi tôm tại bốn huyện, quy mô 300 m² giai đoạn 1 và 2.000 m2 giai đoạn 2, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/điểm. Ðầu năm 2018, Trung tâm tiếp tục triển khai năm điểm trình diễn tại năm huyện, thị xã; cử 14 cán bộ khuyến nông tham gia các lớp tập huấn đạt chứng nhận giảng viên TOT VietGAP trong nuôi trồng thủy sản để hỗ trợ nông dân. “Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh hai giai đoạn trên hồ trải bạt đạt sản lượng 3 tấn/hồ nuôi 500 m3/vụ và có thể nuôi từ 3 đến 4 vụ/năm. Mô hình này đã thành công ngoài mong đợi” - bà Ðặng Khánh Hồng nói.

Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Tâm, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật hai giai đoạn lót bạt đáy, áp dụng công nghệ Semi-biofloc, Biofloc... trong nuôi tôm nước lợ đã trở nên khá phổ biến. Từ đó, năng suất tăng lên đáng kể, cụ thể nuôi tôm thẻ chân trắng trước kia năng suất khoảng 10 tấn đến 12 tấn/ha/vụ thì nay có thể đạt 30 tấn đến 50 tấn/ha/vụ. Hiện toàn tỉnh có khoảng 300 ha nuôi tôm áp dụng theo các phương thức này.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nhận xét: Ðây là mô hình nuôi tôm có nhiều ưu điểm vượt trội, vì nuôi hồ tròn đặt nổi trên mặt đất, thuận tiện trong mọi địa hình, không bị hiện tượng thẩm thấu ngược từ môi trường bên ngoài vào hồ nuôi; thuận lợi trong quản lý môi trường, chi phí đầu tư và có khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình quản lý. Ðây được xem là bước đột phá nhằm hiện đại hóa nghề nuôi tôm ở Kiên Giang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, hiệu quả trong chuỗi liên kết sản xuất bền vững.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 07/05/2018
Việt Tiến
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 16:44 15/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 16:44 15/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 16:44 15/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:44 15/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 16:44 15/06/2025
Some text some message..