Buổi sáng ở làng biển Phước Ðồng

Người dân làng Phước Ðồng (xã An Hải, huyện Tuy An) sống bằng nghề biển. Dù lúc được mùa hay khi ít tôm cá thì họ vẫn luôn bám biển, nở nụ cười tự tin, hiền hòa mà vui sống.

gioi thieu hai san
Bà Lê Thị Hiệp vui vẻ giới thiệu hải sản cho khách - Ảnh: X.HÒA

LÀNG “THÂM CANH” NGHỀ LƯỚI DẦM

 Phước Đồng nằm gần trung tâm xã, là một làng biển có truyền thống từ lâu đời. Nơi đây được xem là nguồn cung cấp nhiều loại hải sản tươi ngon như các loại cá, mực, tôm, chình… cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngư dân trong làng bên cạnh hành nghề lưới cản, lưới rút, câu, lưới cước, còn làm thêm nghề lưới dầm. Anh Nguyễn Mười (46 tuổi) từng có hơn 20 năm đi biển, cho biết: “Tôi làm nghề đi mành tôm hùm và lưới cước là chính nhưng cũng “thâm canh” thêm nghề lưới dầm để tăng thu nhập. Ở Phước Đồng, cách làm này đã có từ lâu và cũng là điểm khác so với các làng biển khác”. Cũng theo ngư dân Nguyễn Mười, lưới dầm là loại lưới đánh rồi ngâm qua đêm, sáng hôm sau mới kéo. Cụ thể, chiều hôm trước, trước khi đi khơi đánh lưới cản, lưới cước, câu đêm, ngư dân dùng thuyền nhỏ ra khơi thả lưới dầm rồi về lên tàu lớn ra biển. Sáng hôm sau, khi tàu cập bờ, họ tranh thủ ăn sáng rồi chạy thuyền máy nhỏ ra thâu những tấm lưới đã ngâm đêm qua dính đầy các loại cá.

Vì thế mỗi sáng, lúc nào ở Phước Đồng người cũng rộn rịp, nhất là những khi biển được mùa. Khi ấy, những chiếc thuyền lớn đậu bên ngoài, phía trong là những chiếc ghe nhỏ hơn với xuồng máy và trong cùng dày đặc những chiếc thúng chai. Người gỡ, người vận chuyển cá lên bờ và rất nhiều người đến đây mua sỉ cá mang đi các nơi tiêu thụ. Ngư dân Võ Thái Minh (49 tuổi) đã hơn 15 năm gắn bó với biển, nói: “Ở đây không có đất sản xuất, từ mùa này sang mùa khác đều phải mưu sinh từ biển nên dù có được mùa hay mất mùa, chúng tôi cũng xem biển là máu thịt của mình. Chỉ mong biển đừng ô nhiễm và tôm cá được mùa được giá thì chắc chắn đời sống sẽ khá hơn”.

NHỮNG NỤ CƯỜI DỄ MẾN

Ở Phước Đồng, chồng và con trai đi biển, vợ và con gái ở nhà lo nội trợ gia đình, vá lưới, chuẩn bị gỡ cá khi ghe vào rồi mang cá đi chợ bán là công việc thường nhật. Trong số hàng trăm người gỡ cá, thâu lưới ngoài bãi biển có đến 50% là phụ nữ. Chị Lê Thị Bé, vợ anh Mười, hai tay nhanh nhẹn gỡ cá, miệng trò chuyện vui vẻ và trên khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi. Chị chia sẻ: “Ở biển, ngoài việc nhà ai nấy làm nghề thì chúng tôi còn sống với nhau bằng tình nghĩa. Chị em trao qua tặng lại con cá ngon, mớ mực tươi là chuyện bình thường. Trong làng không có sự đố kỵ theo kiểu nhà người ta có, nhà mình không rồi sinh ra ganh ghét, hờn giận”. Chị Trần Thị Bảy, 48 tuổi, vợ ngư dân Võ Thái Minh, giãi bày: “Hộ này phụ giúp hộ kia khi mình rảnh rỗi là một việc nên làm. Có qua có lại mới gọi là tình làng nghĩa xóm đoàn kết chứ”.

Một điều đáng ghi nhận khi đến Phước Đồng vào buổi sáng là tất cả ngư dân đều vui vẻ, thân thiện khi thấy có người từ nơi khác đến tham quan, tìm hiểu nghề biển quê mình. Thấy chúng tôi từ xa, nhà này giơ tay í ới, gia đình kia gọi sang chụp hình quay phim rất khí thế. Không phải vì họ thích làm quen để nổi tiếng, cũng không phải vì khao khát được chụp hình, quay phim mà trong sâu thẳm là tấm lòng hiếu khách đôn hậu. Khi trò chuyện, họ không than thở bất cứ điều gì về khó khăn trong cuộc sống gia đình, việc học hành của con cháu… mà ngược lại tất cả đều vui vẻ, hồ hởi. Bà Lê Thị Hiệp (50 tuổi) đang ngồi sắp lại mấy con tôm tít trong rổ, cho hay: “Năm nay, biển khá hơn mấy năm trước nhưng giá cả thì vẫn bình thường. Như vậy, chúng tôi cũng mừng rồi chứ mình ước muốn quá mức thì cũng không được”.

Đến Phước Đồng vào buổi sáng, khách sẽ dễ dàng tìm được hải sản tươi chính hiệu. Nếu muốn mua thì những người phụ nữ ở đây sẵn sàng tư vấn để khách chọn những loại tươi ngon với giá cả rất “hữu nghị”. Bà Hiệp lấy mớ mực, tôm tít tươi vừa lựa ra để mang về cho cả nhà ăn buổi trưa, dúi vào tay tôi, cười: Anh đưa đây 20.000 đồng là đủ rồi…

Báo Phú Yên, 21/05/2016
Đăng ngày 22/05/2016
Xuân Hòa
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 19:29 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:29 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 19:29 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 19:29 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 19:29 14/01/2025
Some text some message..