Cá bống thệ - món tiến vua của người dân xứ Huế

Cá bống thệ béo tròn, thơm ngon và được coi là loài hải sản quý hiếm, giàu dinh dưỡng ở Huế.

Cá bống thệ - món tiến vua của người dân xứ Huế
Cá bống thệ. Ảnh: haisan14.

Cá bống thệ hay còn gọi cá thệ, trước đây dùng để tiến vua, thường có nhiều ở vùng đầm phá Tam Giang. Cá xuất hiện nhiều vào mùa mưa và sau này trở thành món ăn phổ biến trong bữa cơm của người trong vùng.

Cá thệ rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay cái, sống trong các hang hốc ở tầng đáy các đầm phá, rất nhạy cảm với âm thanh nên chúng nhanh chóng ẩn nấp trong các đám rong rêu, rất khó phát hiện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, không phải vị vua nào ở Huế cũng thích ăn cao lương mĩ vị. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra, bữa cơm của vua Duy Tân, vua Bảo Đại đều dùng cá bống thệ để kho rim hay nấu canh.

Để bắt được cá bống thệ phải là những ngư dân có kinh nghiệm dày dặn, hiểu đặc tính của loài thủy sản này theo chu kỳ lên xuống của con nước.

Dù đến Huế có rất nhiều món ngon, món ăn từ cá bống thệ như kho tộ, rim và canh chua bạn không nên bỏ qua.


Tô canh chua cá bống thệ là món ăn phổ biến trong bữa cơm của người dân xứ Huế. Ảnh: haisan14.

Để làm món canh chua, người chế biến phải chọn những con cá còn tươi. Khi sơ chế, người nấu cho một chút muối vào xát nhẹ để hết lớp vảy mỏng và nhỏ, cắt đầu rồi rửa sạch. Cá được ướp cùng với nước mắm, hạt tiêu, hành, ớt giã nhỏ cho khử bớt mùi tanh rồi để chừng 30 phút, ngấm gia vị.

Nước dùng để nấu cá gồm cà chua cắt theo múi, thơm (dứa) cắt lát mỏng, thêm chút gia vị cho vừa miệng rồi đun sôi. Trút cá bống thệ đã được ướp gia vị vào nước sôi khoảng 3 phút là chín. Sau đó, người ta cho thêm hành lá, rau răm, rau mùi vào để dậy vị thơm.

Tô canh chua cá bống thệ có nhiều màu sắc, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm của cá, vị chua thanh của cà chua, thơm (dứa), vị cay của ớt nơi đầu lưỡi.

Ngày nay loài cá này không dễ dàng tìm được vì môi trường sinh thái đã thay đổi. Ngư dân thường đánh bắt thủ công với số lượng không nhiều, cá thường được bán với giá trung bình từ 200.000 đồng một kg và phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn lớn, phục vụ khách du lịch.

VnExpress
Đăng ngày 19/06/2018
Di Vỹ
Ẩm thực

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 12:35 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:35 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 12:35 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:35 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 12:35 05/11/2024
Some text some message..