Cá căng một đối tượng nuôi mới

Cá căng hay còn gọi là cá ong căng có tên khoa học là Terapon jarbua, đây là một loài cá có giá trị kinh tế, tuy nhiên nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác quá mức.

Cá căng
Cá căng đối tương nuôi mới đầy tiềm năng. Ảnh: Đại học Huế

Việc sinh sản nhân tạo sẽ giúp chủ động được nguồn giống vì hiện nay đối tượng này đã được thuần dưỡng nuôi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và được đánh giá có tiềm năng là một đối tượng nuôi mới trong tương lai nhằm đa dạng đối tượng nuôi, đặc biệt là giảm thiểu việc đánh bắt cá từ tự nhiên. Chúng có thể sống trong các thủy vực lợ và mặn và có tính ăn tạp nên có thể nuôi ghép với tôm sú trong các mô hình nuôi quảng canh cải tiến, hay các loài cá khác để tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

Quy trình sản xuất giống và ương giống cá căng

- Nuôi thuần dưỡng cá bố mẹ: tuyển chọn cá bố mẹ là cá có kích cỡ 100-200g/cá đực, 200-400g/cá cái, những con cá này có thể nuôi trong lồng hoặc ao mật độ nuôi 2-3kg/m3, thức ăn cá tạp, từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau (nuôi vỗ duy trì) hay có thể nuôi trong lồng hoặc ao với mật độ nuôi 2-3kg/m3, thức ăn cá tạp và mực, từ tháng 01 đến tháng 05 (nuôi vỗ tích cực). Chọn cá bố mẹ thành thục sinh dục cho sinh sản.

- Sinh sản nhân tạo: Sử dụng 70µg LRH-A3 + 3mg DOM/kg cá cái, cá đực đƣợc tiêm 1/2 liều cá cái, tiêm 1 lần, sau 36-40 giờ cá sẽ đẻ với tỷ lệ đẻ 95- 100%. Sau khi tiêm cá xong cho cá bố mẹ vào bể đẻ  với tỷ lệ đực cái là 1:1 hoặc 2:1, duy trì nhiệt độ 28-31oC, sau 36-40 giờ cá đực và cá cái đẻ trứng và thụ tinh một cách tự nhiên. Tỷ lệ thụ tinh 90-95%.

Cá
Tiêm kích dục tố cho cá

- Thụ tinh, tách trứng và ấp trứng nở: Tách trứng: Trứng đang từ bể đẻ độ mặn 29-30‰, đưa vào nước 35-36‰ những trứng tốt sẽ nổi lên, vớt trứng nổi trên bề mặt nước, những trứng lắng đáy hoặc chìm sâu trong tầng nước là trứng xấu cần loại bỏ. Làm lặp lại thao tác tách trứng như vậy trong 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 2 giờ đến khi loại bỏ hoàn toàn trứng xấu, chỉ còn lại trứng tốt trước khi đưa vào bể ấp.

- Ấp trứng: Trong quá trình ấp duy trì độ mặn 29-30% và sục khí nhẹ, liên tục. Sau 14 đến 16h thì cá nở.

- Ương nuôi ấu trùng cá bột lên cá hương: Cá căng 1 - 15 ngày tuổi, ương trong bể composite/xi măng có kích thước từ 2-5m3, Mật độ ương: Cá 1-15 ngày tuổi ương 20-30 con/lít.

+ Cách cho ăn như sau: Ngày thứ nhất: Cho tảo nannochloropsis mật độ 5.105 tb/ml. Ngày thứ 2, 3, 4: Luân trùng BrachiOnus rotudifordiformis. Từ ngày thứ 5 đến thứ 8 cho luân trùng. Từ ngày thứ 8 đến thứ 15 cho ăn Artemia bung dù (Vĩnh Châu) và ấu trùng Artemia (Bỉ). Lượng cho ăn như sau: Luân trùng: 10 – 15 con/ml và Artemia: 1 – 2 con/ml, tỷ lệ sống 3-5%. Yêu cầu chất lượng nước bể ương: Độ mặn: 29-30% sau 10 ngày có thể giảm dần xuống 20-25%; pH: 7,5-8,5; oxy hoà tan: > 5,5 mg/l.

- Ương nuôi ấu trùng cá hương lên cá giống: Cá căng 15- 40 ngày tuổi trong bể composite/ximăng có kích thước từ 20-50m3, mật độ 10-15 con/lít. Từ ngày thứ 15, luyện cho cá ăn thức ăn hỗn hợp. Thức ăn hỗn hợp thích hợp để ương cá căng cần có hàm lượng dinh dưỡng cao (Protein trên 50%, Lipit 9-10%). Khi cá 35-40 ngày tuổi đạt chiều dài 20 - 25 mm là cỡ thích hợp cho nuôi thương phẩm. Yêu cầu chất lượng nước bể ương: Độ mặn: 20-25% sau 10 ngày có thể giảm dần xuống 20-22%; pH: 7,5-8,5; oxy hoà tan: > 5,5 mg/l; NH4+: < 0,1mg/l

Cá căng nuôi thương phẩm trên bể có thể nuôi ở mật độ nuôi 0,5-1 con/L sẽ có tốc độ tăng trưởng về khối lượng tốt hơn so với mật độ cao hơn (1,5 và 2 con/L). Tỷ lệ sống của cá căng chịu ảnh hưởng bởi mật độ ương mật độ ương càng thấp thì tỷ lệ sống càng cao. Nuôi đối tượng này có thể cho cá ăn bằng thức ăn cá chẽm (43% đạm). Cá được cho ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân.

Đăng ngày 30/08/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 20:29 03/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 20:29 03/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 20:29 03/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 20:29 03/10/2024
Some text some message..