Cá chết hàng loạt trên sông Chà Và

Nhiều ngày qua, gần cả trăm ngàn con cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) của các hộ dân chết, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng.

Cá chết hàng loạt trên sông Chà Và
Vớt cá chết trong lồng. Ảnh: Nguyễn Long

Ghi nhận của phóng viên, sáng 4.7, hàng trăm con cá chim (nuôi được 3 tháng) của hộ ông Nguyễn Công Cáng chết trắng trên mặt nước. Những người làm công của ông Cáng liên tục vớt cá chết đổ vào bao mang đi bỏ.

Ông Cáng cho biết, gần một tuần qua, cá chim nuôi trong lồng có biểu hiện bong tróc da, sau đó chết dần. Trong hai ngày 2 và 3.7, cá chết càng nhiều.

Lồng bè ông Cáng có 100 ngàn con cá chim nuôi được 3 tháng nay, chết hết 80% và hiện đang tiếp tục chết.


Vớt cá chết bỏ vào bao. Ảnh: Nguyễn Long

“Chưa tính tiền công, thuốc men, thức ăn thì thiệt hại cá chim con đã khoảng 600 triệu đồng. Ngoài ra, cá chim lớn chuẩn bị xuất bán chết cũng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Chỉ trong gần một tuần, tôi đã bị thiệt hại cả tỉ đồng rồi”, ông Cáng chua xót.

Tương tự, hộ ông Trần Văn Ba nuôi 10 ngàn con cá chim giống cũng được 3 tháng qua. Gần tuần nay, cá chim nuôi của ông chết trắng.

Ngày 4.7, Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, cá nuôi lồng bè chết bất thường ở các tiểu khu 2 và 3 trên sông Chà Và.

Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND xã Long Sơn tiến hành khảo sát.

Tại thời điểm khảo sát, có khoảng 10 hộ nuôi có cá chết từ 70 - 100%. Số lượng cá chết hơn 73.000 ngàn con.

Đoàn khảo sát đã tiến hành lấy mẫu cá và mẫu nước tại khu vực lồng bè có cá chết để gửi đi xét nghiệm, tìm nguyên nhân cá chết.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 04/07/2019
Nguyễn Long
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 13:38 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:38 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 13:38 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:38 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 13:38 05/11/2024
Some text some message..