Cá chết trắng lồng

Thời gian gần đây, người nuôi cá bớp, cá chim ở khu vực đầm Nha Phu và vịnh Cam Ranh phải chịu cảnh trắng tay vì cá chết trắng lồng.

thu don xac ca
Người dân thu dọn xác cá bớp chết nổi trên vịnh Cam Ranh

Đầm Nha Phu cá chết liên tục 

Khu vực nuôi trồng thủy sản ở đảo Hòn Thị (xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa) có hơn 60 bè nuôi thì đến quá nửa đã đóng cửa im ỉm. Anh Huỳnh Văn Bằng đang thu dọn đồ đạc chuẩn bị vào bờ. Hơn 1 tháng nay, anh Bằng cứ ngẩn ngơ khi cá bớp nuôi trong bè của gia đình cứ bỏ ăn, ngửa bụng rồi chết. “Trong số 5.000 con cá bớp được thả nuôi trong 8 lồng (trọng lượng 3kg/con), có hơn 40% cá đã chết trong vòng 1 tháng qua. Mới đây, gia đình tôi đã quyết định bán toàn bộ cá thương phẩm để gỡ gạc lại ít vốn. Tính ra số tiền thua lỗ lên đến 700 triệu đồng”.

ca bop chet
Cá bớp chết hàng loạt tại vùng nuôi phường Cam Phúc Nam

Ông Nguyễn Nhật Bổn (thôn Ngọc Diêm, Ninh Ích) cho biết: “Trong số 1.500 con cá bớp gia đình tôi thả nuôi được 10 tháng, hơn 300 con đạt trọng lượng 1,5kg/con đã bị bệnh chết. Tôi đã mua đủ loại thuốc để điều trị cho cá nhưng vẫn không khỏi. Hiện nay, đàn cá trong các ô nuôi vẫn bỏ ăn liên tục, chắc chắn cá sẽ tiếp tục chết”.

Tương tự, bè nuôi cá của gia đình ông Nguyễn Thành Nhàn ở cách đó không xa, trong vòng 1 tháng qua đã có đến 50% trong tổng số 9.000 con cá bớp và 50% trong tổng số 6.000 con cá chim thả nuôi đã bị thiệt hại, tính ra số cá bị chết lên đến 5 tấn. Gia đình ông Nhàn thiệt hại gần 240 triệu đồng, đó là chưa kể mấy trăm triệu đồng tiền giống, thức ăn cũng trôi sông, trôi biển.

long nuoi ca bop
Cá bớp chết trong lồng nuôi trên đầm Nha Phu được người dân vớt lên

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vì cá nuôi ở khu vực Hòn Thị chết liên tục nhiều đợt trong năm nay nên nhiều chủ bè đã tìm cách di chuyển lồng bè của gia đình đến khu vực khác với hy vọng sẽ tìm được nguồn nước đảm bảo hơn. Tuy nhiên, việc di chuyển này đang gây trở ngại lớn đối với luồng lạch, hoạt động của các tàu thuyền trong khu vực, nhất là các tàu thuyền chuyên chở khách du lịch ra vào Khu du lịch Suối Hoa Lan. Một số hộ khác lại tìm cách bán tháo đàn cá để tránh thiệt hại và gỡ gạc một phần vốn. Có thời điểm, giá cá bớp chỉ còn 80.000 đồng/kg (loại 3 - 4kg/con), cá nhỏ giá còn thấp hơn.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, gần đây, cá nuôi trên đầm Nha Phu liên tục bị chết. Theo số liệu người nuôi báo cho UBND xã Ninh Ích, đợt này có 43 hộ nuôi cá bớp, cá chim ở khu vực Hòn Thị bị thiệt hại, sản lượng lên đến gần 130 tấn, ước giá trị thiệt hại lên đến gần 6 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 4, có 11 hộ nuôi cá bớp ở khu vực này bị chết khoảng 240 lồng, số tiền bị thiệt hại hàng tỷ đồng, riêng thiệt hại đàn cá bố mẹ khoảng 1,2 tỷ đồng...

Vịnh Cam Ranh cá nổi trắng lồng

Những ngày qua, người nuôi cá bớp trên vịnh Cam Ranh cũng lao đao khi cá chết hàng loạt. Đến chiều 4-8, cá bớp tại các lồng nuôi tại phường Cam Phúc Nam vẫn tiếp tục chết. Bà Nguyễn Thị Minh Thoại (Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố Phúc Xuân, phường Cam Phúc Nam) cho biết, trưa 29-7, khi đi làm về, bà bất ngờ thấy cá bớp nổi trắng vùng biển trước nhà. Người dân ồ ạt ra vớt cá lên bờ nhưng vẫn không hết. Toàn bộ khu vực bốc mùi tanh, hôi thối rất khó chịu. Ngay sau đó, bà Thoại điện thoại báo lãnh đạo phường Cam Phúc Nam. Theo tìm hiểu ban đầu, nguồn cá chết này của hàng chục hộ nuôi lồng cách bờ vài trăm mét, trong đó bè của ông Nguyễn Ngọc Nghi thiệt hại nặng nề nhất.

nuoi ca chim
Vùng nuôi cá bớp, cá chim ở Hòn Thị trở nên xơ xác khi cá chết liên tục 2 đợt

Theo lời kể của ông Nghi, sáng 29-7, khi cho cá ăn, ông thấy hiện tượng cá chúc đầu xuống, vài tiếng sau thì cá chết trắng lồng. Thống kê sơ bộ cho thấy, bè của ông Nghi bị chết khoảng 8.500 con cá bớp, trong đó có hơn 1.000 con cá từ 5 - 7kg đang thu hoạch và khoảng 7.500 con đang nuôi có trọng lượng từ 0,5 đến 3kg. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng. Sau khi thấy cá chết hàng loạt, ông Nghi đã tháo lồng xả cá ra biển vì không thể vớt hết mang vào bờ. Chỉ vài chục phút sau, cá dạt hết vào bờ. Nhiều hộ nuôi cá bớp khác cũng vớt cá chết ném xuống biển, gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Thị Bạc - Phó Chủ tịch UBND phường Cam Phúc Nam cho biết, đến chiều 29-7, lượng cá chết vớt được đem đi tiêu hủy khoảng 2 tấn. Từ đó đến nay, cá vẫn chết rải rác ở khoảng 30 hộ nuôi cá. Khó khăn hiện nay là chỉ có 7 hộ phối hợp kê khai cá chết với phường, còn lại các hộ khác khi cá chết thì tự tiêu hủy hoặc thả trôi ra biển.

Đâu là nguyên nhân?

Ông Võ Khắc Én - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Cá bớp nuôi tại khu vực Hòn Thị bị nhiễm khuẩn Vibrio alginolyticus (một loại vi khuẩn kỵ khí); mẫu xét nghiệm có vết vi khuẩn dày đặc. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng nhiễm độc do sứa bi, độ nhớt cao trong lúc vệ sinh lồng bè kém gây ra hiện tượng thiếu ôxy cục bộ trong lồng nuôi, cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến cá bị stress mà tác nhân cơ hội là vi khuẩn Vibrio tấn công, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

nhieu be ca nuoi
Nhiều bè nuôi cá bớp đã treo lồng, chờ điều kiện thuận lợi mới nuôi tiếp

Tuy nhiên, các hộ nuôi cá ở xã Ninh Ích lại cho rằng, cá chết do một nguyên nhân khác. Ông Nguyễn Nhật Bổn nói: “Cá lần này chỉ mới chết trong tháng 6 và 7. Các năm trước, cá cũng chết lai rai nhưng phải vào tháng 10, 11 khi có nước bạc mới bị. Tôi khẳng định cá chết hàng loạt do nạn cào sò. Đêm nào cũng có hàng chục ghe cào sò, xới tung đáy đầm, nước bùn đục ngầu thì thử hỏi cá nào sống nổi?”. Hỏi những hộ có lượng cá bớp, cá chim chết nhiều, phần lớn đều cho biết khi vạch mang cá bị chết thì trong đó có rất nhiều bùn. Đáng lưu ý, hôm nào đầm Nha Phu xuất hiện nhiều ghe cào sò là sau đó cá bỏ ăn mấy ngày liên tục, nếu con nào yếu thì được vài hôm là ngửa bụng. Ông Phạm Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích xác nhận có việc các ghe cào sò ở khu vực đầm Nha Phu. Song, để khẳng định cá chết đợt này do việc cào sò là chưa có cơ sở, có thể cá bị chết bởi các nguyên nhân dịch bệnh khác. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương mong muốn cơ quan chuyên môn sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để người dân có thể phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.

Trong khi đó, cá chết tại phường Cam Phúc Nam được xác định do nhiễm cầu khuẩn. Nguyên nhân nhiễm cầu khuẩn được các chuyên gia cho biết là do môi trường nước không đảm bảo vệ sinh. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cam Ranh cho rằng: “Mỗi ngày lượng túi ni lông đựng thức ăn cho tôm, cá không được người dân thu gom mang vào bờ mà ném hết xuống biển. Bên cạnh đó, lượng thức ăn thừa chìm ở dưới đáy lồng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, các lồng nuôi thiếu ôxy do túi ni lông bám ngoài lồng”. Cũng theo ông Hoàng, các địa phương cần tuyên truyền cho người nuôi trồng thủy sản thường xuyên vệ sinh lồng nuôi. Trước mắt, khi có hiện tượng cá chết cần sớm báo cơ quan chức năng để có hướng khắc phục, tránh hiện tượng giấu giếm hoặc tự ý xả cá chết ra biển.

Ông Nguyễn Trọng Trung - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Trước tình hình người nuôi cá trên đầm Nha Phu, vịnh Cam Ranh bị thiệt hại nặng do cá chết thời gian gần đây, chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ cho người nuôi để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tái sản xuất.

______________________________________


Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa: Ngày 5-8, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa đã đi kiểm tra, nắm bắt thực tế tình hình cá bớp, cá chim nuôi ở khu vực Hòn Thị bị chết, nhất là tìm hiểu nguyên nhân, số lượng thiệt hại, giá trị thiệt hại ra sao. Trên cơ sở này sẽ có báo cáo với UBND thị xã Ninh Hòa để kiến nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người dân.

Báo Khánh Hòa, 05/08/2016
Đăng ngày 07/08/2016
Nhóm Phóng viên
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:27 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:27 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:27 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:27 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:27 05/11/2024
Some text some message..