Cá chết trắng lồng ở Huế, người dân bức xúc

Ngày 14/10, thông tin từ ông Dương Đăng Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh TT- Huế cho biết, ở đầm Lập An trên địa bàn đã xảy ra hiện tượng cá lồng nuôi của nhiều hộ dân bị chết và có dấu hiệu tăng dần về số lượng.

cá chết
Hàng chục lồng cá nuôi ở đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô) bị chết bất thường

Theo đó, hiện tượng cá chết tại đầm Lập An xảy ra rải rác bắt đầu từ đầu tháng 10; theo thống kê ban đầu, có khoảng 300 lồng nuôi của gần 50 hộ dân đã có cá chết.
heo những người dân ở TDP An Cư Đông 2 thì, ban đầu cá có dấu hiệu nổi đỏ toàn thân, lở loét ở bụng và sau đó bỏ ăn rồi chết. Cá chết chủ yếu các loại cá có giá trị thương phẩm cao như: cá bớp, cá vẩu, cá hồng đỏ… có trọng lượng từ 0,5 - 1kg. Sau khi cá chết xảy ra, các hộ nuôi nơi đây đã sử dụng các loại thuốc “đặc trị” để rửa sạch nguồn nước nhằm để giảm thiệt hại.

Ông Bùi Khánh Công, trú ở TDP An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô, một hộ nuôi có thiệt hại lớn, rầu rĩ “cách đây khoảng hơn 1 tuần, lồng cá nuôi nhà ông xuất hiện tình trạng cá nổi đỏ trên toàn thân, lở loét ở bụng, bỏ ăn và sau một thời gian thì cá bị nổ mắt rồi chết. Cá nhỏ mới thả nuôi khoảng 2000 con bị chết hết, còn cá to chuẩn bị thu hoạch thì cũng chết dần”.

Theo người nuôi thì cá nổi đỏ trên toàn thân, lở loét ở bụng, sau một thời gian bỏ ăn và nổ mắt chết

Theo một số người dân nơi đây thì, nguyên nhân cá nuôi lồng bị chết là do trong quá trình thi công hầm đường bộ gần đó đơn vị thi công đã sử dụng thuốc nổ, chất xika và khi rửa trôi đã chảy thẳng ra đầm khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

Về vấn đề này, ông Dương Đăng Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cho hay “Theo tìm hiểu ban đầu thì cá chết ở đầm Lập An có thể do ảnh hưởng của mưa lũ làm nguồn nước bị ngọt hóa, số cá chết chủ yếu là cá nước lợ. Còn việc nhiều người dân cho rằng cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi một phần chất thải trong quá trình thi công một công trình hầm đường bộ gần đó chỉ là đang nghi ngờ. Nguyên nhân cụ thể thì phải chờ kết luận từ phía đơn vị chức năng”.

Được biết, sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng tỉnh TT- Huế đã về hiện trường tiến hành lấy mẫu nước, mẫu vật cá chết tại vùng đầm Lập An để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân cá chết.

Người dân tiến hành vớt những con cá bị chết và tiến hành làm sạch nguồn nước để giảm thiểu số lượng thiệt hại

nongnghiep.vn, 15/10/2017
Đăng ngày 15/10/2017
TIẾN THÀNH
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:00 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:00 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:00 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:00 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:00 26/11/2024
Some text some message..