Cá chết trắng sông, chính quyền huyện ngừng nghỉ lễ đi kiểm tra

Dù là ngày nghỉ lễ, chính quyền huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Ngãi vẫn xuống sông Bầu Giang điều tra nguyên nhân cá chết bất thường với số lượng cực lớn.

Cá chết nổi trắng sông Bầu Giang
Cá chết nổi trắng sông Bầu Giang - Ảnh: TRẦN MAI

Chiều 30-4, việc rà soát dọc khu vực sông Bầu Giang điều tra nguyên nhân cá chết đã hoàn tất. Nhiều mẫu nước, cá... đã được đưa về xét nghiệm.

Trước đó, chiều 29-4, cá bất ngờ chết trắng nổi khắp chân cầu Bầu Giang (đoạn qua thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) khiến người dân khu vực hết sức lo lắng. 

Chính quyền huyện Tư Nghĩa đã khẩn cấp thành lập đoàn kiểm tra do ông Huỳnh Ngọc Quận - phó chủ tịch UBND huyện - dẫn đầu làm rõ nguyên nhân cá chết.


Cá chết nổi trắng sông Bầu Giang, nhiều người nhặt về cho gà ăn - Ảnh: TRẦN MAI

Sau gần 5 giờ đi dọc sông Bầu Giang về phía thượng nguồn, đoàn kiểm tra rất bất ngờ khi thấy tình trạng cá chết không chỉ xảy ra ở khu vực chân cầu Bầu Giang mà còn xảy ra ở nhiều địa điểm khác, kéo dài đến xã Nghĩa Thuận, cách chân cầu Bàu Giang gần 10km.

Cùng với việc khoanh vùng khu vực sông có cá chết, đoàn kiểm tra cũng lấy mẫu vật phẩm, nước một số khu vực nghi vấn trên đoạn sông đi qua địa bàn 2 xã Nghĩa Kỳ và Nghĩa Thuận, tập trung ở các điểm có các cơ sở chế biến nhỏ, nuôi heo gà... gần sông Bầu Giang có nước thải chảy ra sông.

Tình trạng cá chết bất thường với số lượng lớn xuất hiện từ chiều 29-4 - Ảnh: TRẦN MAI

Dự kiến khoảng 5 ngày nữa sẽ có kết quả xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân cá chết bất thường. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu của tổ công tác, khả năng nguyên nhân là nước thải từ cơ sở sản xuất nông sản ở xã Nghĩa Điền.

Từ nghi vấn này, ông Huỳnh Ngọc Quận đã đề nghị chính quyền các xã dọc sông Bầu Giang cùng với cơ quan chuyên môn của huyện Tư Nghĩa kiểm tra lại toàn bộ quy trình thủ tục của một số cơ sở chế biến nằm dọc theo sông và các kênh mương dẫn nước khác có đấu nối vào con sông này.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 01/05/2018
Trần Mai
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 05:23 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 05:23 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 05:23 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 05:23 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 05:23 27/04/2024