Cá chết trắng trên sông Cầu: Dân mất tiền tỷ

Mấy ngày qua, cá chết bất thường, nổi trắng trên một đoạn sông Cầu khiến nhiều người nuôi cá lồng trên sông này thiệt hại hàng tỷ đồng.

Cá chết
Người dân vớt cá chết bất thường trên sông Cầu

Ba ngày nay, bà Khổng Thị Thắm, một hộ nuôi cá lồng trên sông Cầu thuộc xã Dũng Liệt (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) như ngồi trên đống lửa vì cá đột nhiên chết hàng loạt. Bà Thắm cho biết, khoảng 3 ngày trước, khi bà ra thăm lồng cá thì phát hiện cá của gia đình bắt đầu chết. Sau đó, cá trong lồng chết ngày càng nhiều, nổi trắng sông. “Cả nhà phải vớt cá chết bỏ đi. Cá chất hàng tấn. Ba trăm triệu đồng tiền vốn đổ vào đây bị mất trắng, phần lớn tiền đi vay mượn”, bà Thắm than thở.

Cách đó không xa, bà Đặng Thị Kính cũng đứng ngồi không yên trước hiện tượng cá nuôi chết bất thường. Cá chết nhiều đến nỗi bà chẳng buồn vớt những con cá nổi trắng trên mặt nước. “Các lồng nuôi cá nhà tôi chuẩn bị đến ngày bán thì chết gần hết. Tính ra, nhà tôi chết khoảng 2 tấn cá, thiệt hại gần 100 triệu đồng” bà Thắm mếu máo.

Bà Thắm cho biết thêm, toàn bộ các hộ nuôi cá lồng trên sông Cầu trong thôn bà đều có hiện tượng cá chết hàng loạt trong mấy ngày qua. Riêng khu vực gần nhà bà có 9 gia đình nuôi hàng chục lồng cá đều có tình trạng trên. Trung bình, mỗi hộ nuôi chết khoảng 2 tấn, hộ nhiều chết đến hơn chục tấn, thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Không chỉ thôn của bà Thắm, hàng chục gia đình nuôi cá khác trong xã cũng trong tình cảnh khốn đốn vì cá chết.

Theo một số hộ nuôi cá trên sông Cầu ở xã Dũng Liệt, nhiều ngày trước, nước sông Cầu chảy qua địa phận xã này bắt đầu chuyển màu đen và đỏ, có mùi khó chịu. Sau đó, cá nuôi trong lồng bắt đầu bị chết, rồi cá đồng loạt chết khiến người nuôi vớt đổ đi không kịp. Các lồng nuôi cá ở đây cách cống tiêu Đặng Xá khoảng 7 - 8 km, nơi thải nước ô nhiễm từ sông Ngũ Huyện Khê (do tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý của các sở sản xuất, đặc biệt là các nhà máy tái chế giấy ở phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh và xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) ra sông Cầu.

Tương tự, nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Cầu thuộc xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên, Bắc Giang) cũng bị chết bất thường, hàng loạt. Ông Hoàng Bá Tính, Trưởng thôn Phù Tài (xã Tiên Sơn) cho biết, mấy ngày gần đây, nhiều gia đình nuôi cá lồng trong thôn có phản ánh về tình trạng trên. “Số lượng cá chết lên đến hàng tấn, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Người nuôi cá rất xót xa vì cá sắp được bán”, ông Tính nói.

Ông Đặng Hoài Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Dũng Liệt xác nhận có hiện tượng cá nuôi ở các lồng trên sông Cầu của xã bị chết bất thường. Hiện tượng này xảy ra khoảng 2-3 ngày nay. Toàn xã Dũng Liệt có hơn 40 hộ nuôi cá lồng trên sông bị ảnh hưởng vì cá chết. “Nguyên nhân ban đầu khiến cá chết như trên được cho là do nguồn nước thiếu ôxy và một phần nước sông Cầu có dấu hiệu bị ô nhiễm”, ông Tiến cho biết.

Tiền Phong
Đăng ngày 23/03/2020
NGUYỄN THẮNG
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 16:05 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 16:05 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 16:05 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 16:05 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:05 25/12/2024
Some text some message..