Cá chình Nhật Bản tự thích nghi với biến đổi khí hậu

Cá chình Nhật Bản đã được phát hiện sinh sống trên một số con sông ở Hokkaido, tỉnh phía bắc nhất của đất nước và một khu vực trước đây được cho là nằm ngoài phạm vi của loài này.

cá chình nhật bản
Cá chình Nhật Bản hay còn gọi là lươn Nhật.

Cá chình Nhật Bản xuất hiện ở Hokkaido

Vùng Tohoku, bao gồm phía đông bắc đảo Honshu, trước đây được biết đến là khu vực thường xuyên tìm thấy cá chình (khu vực thuộc phạm vi giới hạn). Nhưng vào năm 2021, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Tokyo và Đại học Hokkaido đã phát hiện ra cá chình Nhật Bản trên một số con sông ở Hokkaido, một khu vực trước đây được cho là nằm ngoài giới hạn sinh sống của loài. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 9 con cá chình con ở một con sông ở phía tây nam Hokkaido, cũng như những con lớn hơn dài tới 20 cm. 

Vào tháng 5 năm 2022, họ tìm thấy 16 con có chiều dài khoảng 6 cm. Đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy cá chình trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng ở Hokkaido. Sau đó, trong cuộc khảo sát tháng này, cá con cũng được tìm thấy ở các con sông khác ở phía tây nam của Hokkaido. Các nhà khoa học đang suy đoán rằng sự thay đổi của dòng chảy hoặc nhiệt độ nước ấm hơn do biến đổi khí hậu gây ra đã cho phép chúng xâm nhập vào môi trường sống mới. Nhóm dự kiến tiếp tục điều tra khả năng môi trường sống của cá chình đang di chuyển lên phía bắc do biến đổi khí hậu hoặc các yếu tố khác.

cá chình nhật bản
Cá Chình Nhật Bản thay đổi phạm vi sống do biến đổi khí hậu.

Hai thành viên của nhóm nghiên cứu Đại học Tokyo đã cùng  xuất hiện trên một chương trình tin tức về khám phá, phát hiện mới trên đài truyền hình công cộng quốc gia Nhật Bản NHK. Kentaro Morita và Mari Kuroki , cả hai đều là tác giả của một bài báo năm 2020, đã báo cáo về việc tìm kiếm cá chình ở các con sông trên bờ biển Thái Bình Dương của hòn đảo, đặc biệt tập trung vào Sông Yufutsu, gần thành phố Tomakamai.

Nhóm nghiên cứu tin rằng Hokkaido, nơi trước đây không được coi là môi trường sống của cá chình, có thể đã trở thành môi trường sống mới do biến đổi khí hậu hoặc sự thay đổi cường độ của các dòng chảy. Mặc dù có một vài ghi chép về cá chình trưởng thành được đánh bắt ở Hokkaido trước đây, nhưng người ta không biết chúng có phải là cá chình tự nhiên hay không, vì chúng thường được thả ra biển từ các trại giống.

Thông tin về cá chình Nhật Bản

Cá chình là loại đặc sản quý, hàm lượng protein của thịt cá chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà, đặc biệt là hàm lượng vitamin A rất cao. Ở Nhật Bản, có món ăn từ cá chình gọi là unagi, và người Nhật cũng dùng nó làm thuốc.

cơm lươn
Unagi được biết đến ở Việt Nam với tên gòi cơm lươn Nhật Bản.

Cá chình Nhật Bản sinh sản ở phía tây quần đảo Mariana ở tây bắc Thái Bình Dương. Những con trưởng thành chết ngay sau sinh sản và những con ấu trùng theo dòng hải lưu đến miền đông của Châu Á. Chúng phát triển thành những con cá chình thủy tinh và hoàn thành vòng đời ở các sông hồ nước ngọt, cuối cùng khi thành thục di cư ra biển sinh sản.

Năm 1974 , các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công tạo ra ấu trùng bằng cách tiêm hormone vào cá chình bố mẹ.

Cá chình nhật là loài cá quý được nuôi nhiều ở Nhật Bản và Trung Quốc. Ở nước Việt Nam, nhiều vùng đã thí điểm nhập giống Cá chình nhật từ Trung Quốc về nuôi và bước đầu đã có kết quả. Nơi sinh sống của Cá chình nhật nói chung và họ Cá chình Anguillidae đang bị thu hẹp dần do khai thác quá mức. Trong tự nhiên hiện nay không còn thấy cá chình Nhật nữa. Loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và danh sách các loài cần bảo vệ của ngành Thuỷ sản từ năm 1996. 

Đăng ngày 12/08/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Sinh học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 11:39 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 11:39 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 11:39 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:39 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 11:39 19/03/2024