Cá cờ kiếm và chủ nghĩa lưỡi-dân-tộc

Nếu cho rằng ăn gì bổ nấy thì ăn cá cờ kiếm nhất định không bổ răng vì cá này khi vừa đến tuổi trưởng thành là răng rụng hết ráo….

cá cờ
Cú nhảy khỏi mặt nước, rũ bỏ bọn ký sinh đang bám trên người, của cá cờ kiếm. Một cảnh tượng ngoạn mục. Ảnh: TLCK

Cá cờ kiếm là cá săn mồi sống thân tròn và dài từ 2 - 3m, có con nặng đến 650kg. Trên lưng chúng có một vi khá cao giống như lá cờ đuôi nheo, miệng nhọn dài như lưỡi kiếm. Tiếng Anh gọi là swordfish. Hoặc do cái mỏ dài còn gọi là broadbill. Cũng còn có tên là shutome. Thoạt nhìn, nhiều người ngỡ rằng cá dùng "kiếm" của nó để đâm con mồi, nhưng không, nó chỉ bạt "kiếm" để gây thương tích cho con mồi ngỏ hầu dễ tóm cổ chúng.

Trừ con người, cá cờ kiếm có rất ít kẻ thù, thảng hoặc như cá voi sát thủ, nhưng có tới 50 loài ký sinh. Bởi thế, dân câu thường khoái xem cú nhảy mạnh mẽ lên khỏi mặt nước thật đẹp mắt của nó, mà theo nhận định là để rảy bỏ mấy cái thứ ký sinh đang bám trên người nó. Có nhiều ký sinh như thế, chứng tỏ thịt cá cờ thuộc hạng ngon lành cỡ cành đào. Thịt cá cờ khá chắc, trắng hoặc hơi ửng hồng, có thể trữ lâu, dân kẻ chợ thường gọi là "sống dai trên kệ hàng".

Sài Gòn nhiều nhà hàng có các món cá cờ kiếm chế biến từ thịt philê, từ lườn. Lòng cá cờ cũng có thể là món ngon, với điều kiện là cá nhỏ, được đánh bắt gần bờ, ghe câu quay về bờ trong ngày, không phải mổ nội tạng bỏ đi để cấp đông như những chuyến tàu câu dài ngày.

Thịt cá cờ kiếm hơi béo. Theo bảng phân tích của Hawaii Seafood Council, chất béo chiếm 13% trong thịt, gồm 12% chất béo bão hoà và 88% chất béo đa và đơn không bão hoà, 0% trans. Lườn cá béo hơn, nhưng do người Tây dương không ăn, trở thành phó phẩm, được chế biến thành một số món bán trong một vài nhà hàng ở Sài Gòn. Chẳng hạn như món lườn cá cờ kiếm nướng muối ớt ở Hải Hòn Chồng. Thường là nướng muối ớt, thịt sẽ chịu lửa. Muối càng thấm, miếng thịt ăn giòn thơm mặt ngoài, hơi mềm béo bên trong. Nói đến lườn cá Tây không ăn mới nhớ đến ức gà. Tây chỉ hảo thịt gà ở cái ức, còn người Việt lại hảo đùi cánh. Thứ đồ bỏ của dân này trở thành thứ đồ lấy của dân kia. Kể cũng ngộ cho chủ nghĩa lưỡi-dân-tộc.

Trái với lườn, thịt philê cá ít chịu lửa hơn. Sai lửa, thịt sẽ trở nên xảm, bời rời. Steak cá cờ kiếm đút lò chỉ nên điều chỉnh nhiệt ở trong 375 và 350oC. Dù ướp bằng xốt cà hay dầu ôliu thì cũng nên nướng khoảng 20 phút.

Cá cờ rán sẽ tạo cho miếng thịt một lớp vỏ màu nâu. Bắc chảo lên bếp cho nóng từ trung bình đến cao. Cho dầu vào. Khi dầu hơi bốc khói, cho cá vào chiên chừng ba đến bốn phút, cho đến khi lớp ngoài ngả nâu.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 04/11/2013
Đăng ngày 05/11/2013
Ngữ Yên
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 17:38 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 17:38 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 17:38 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 17:38 27/12/2024
Some text some message..